Tâm sự hôm nay

Bác sĩ không nên dùng kỹ năng để kết thúc cuộc sống người bệnh

Quyền được an tử hay trợ tử là vấn đề gây nhiều tranh cãi trên thế giới. Những người đưa ra ý kiến phản đối hay ủng hộ đều có lý lẽ riêng của mình,
Quyền được an tử hay trợ tử là vấn đề gây nhiều tranh cãi trên thế giới. Những người đưa ra ý kiến phản đối hay ủng hộ đều có lý lẽ riêng của mình, nhưng đa phần ở các quốc gia trên thế giới đều không ủng hộ việc “bác sĩ sử dụng kỹ năng của họ để kết thúc cuộc sống một bệnh nhân”.

Ở nơi “không được tự quyết định cái ch*t”

Đối với các quốc gia chấp nhận quyền được ch*t, đối tượng nào được cho phép tự chấm dứt cuộc sống của mình? Ở Hà Lan hay Bỉ, đó là những người già, lớn tuổi, người thường cảm thấy “quá mệt mỏi với cuộc sống hiện tại vì lý do thể chất và tinh thần không được như mong đợi”, những người mắc bệnh nan y như ung thư, người tàn tật hoặc bị các bệnh tâm thần...

Nhưng ở những nơi luật pháp không cho phép người bệnh được tự quyết định cái ch*t, bệnh nhân phải tìm đủ “trăm kế” để được “ra đi”. Năm 2014, bệnh nhân Fred Nelligan, người Mỹ - là bệnh nhân xơ cứng cột bên teo cơ (ALS) phải nhờ đến các tổ chức pháp lý để được qua đời. Mặc dù nhận thức của những bệnh nhân ALS vẫn bình thường nhưng căn bệnh khiến họ bị co rút cơ làm họ không để vận động được, thậm chí không thể nuốt Thu*c. Bệnh nhân muốn lựa chọn cái ch*t chỉ có thể từ chối ăn uống để ch*t đói hoặc ch*t khát nếu không họ sẽ phải nếm trải cảm giác đau đớn khủng khiếp của căn bệnh này và cuối cùng là cái ch*t. Một trong số những bệnh nhân ALS Tu tu khiến xã hội Mỹ sốc đó là bệnh nhân phải tự bấm xe lăn đâm vào bức tường và nhấn cần tiêm Thu*c gây ch*t người vào cơ thể mình.

Hệ lụy của quyền được qua đời

Ở các quốc gia thực hiện trợ tử đã xuất hiện rất nhiều hệ lụy trong thực thi quyền này. Đó là khi bệnh nhân qua đời bằng trợ tử, giấy chứng tử sẽ được ghi như thế nào? Pháp luật có bảo vệ cho những người tham gia hỗ trợ bệnh nhân hay không? Ví dụ như ở một số bang của Mỹ như Oregon, Washington và Vermont, những nơi được thực hiện quyền được ch*t, khi bệnh nhân bị bệnh nan y yêu cầu bác sĩ hỗ trợ qua đời, giấy chứng tử không được ghi là tự sát mà được ghi tên bệnh mà bệnh nhân đang mang - nó được coi là nguyên nhân gây ra cái ch*t cho người bệnh. Điều này dấy lên phản đối cho rằng ghi như vậy không đúng với bản chất của sự việc.

Ngoài ra về mặt pháp lý, hành động tiếp tay dẫn đến cái ch*t cho người khác thường được coi là trọng tội. Bác sĩ Jack Kevorkian, người được mệnh danh là “Bác sĩ tử thần” (Doctor Death) đã giúp hơn 100 bệnh nhân có cái ch*t toại nguyện nhưng cũng không tránh khỏi lưới pháp luật, ông bị kết án 8 năm tù giam.

Xét trên khía cạnh đạo đức, việc bác sĩ hỗ trợ người bệnh ch*t là trái với đạo đức nghề nghiệp của họ. Một bác sĩ tại Mỹ cho biết: “Về mặt nguyên tắc tôi vẫn bỏ phiếu cho luật này, nhưng tôi không bao giờ tưởng tượng được là một trong những bệnh nhân của tôi sẽ yêu cầu tôi kê cho họ một đơn Thu*c gây ch*t người hoặc tham gia vào các quyết định khiến họ phải ch*t”.

Trừ trường hợp “Bác sĩ tử thần” ở trên, hầu hết các bác sĩ đều cho biết nếu bắt buộc phải tham gia hoạt động trợ tử không ai muốn để lộ danh tính, họ không muốn mọi người trong gia đình hay xã hội biết họ giúp đỡ người khác ch*t. Điều này khiến cho công việc trợ tử trở nên khó khăn hơn bởi các bác sĩ không nhận được sự ủng hộ hay hỗ trợ của đồng nghiệp.

Sau nhiều thập kỷ phản đối, hiện nay nhiều tổ chức y tế tại Mỹ đã chấp nhận đứng trung lập cho phép các bác sĩ hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh nan y kết thúc cuộc sống. Hiệp hội Y khoa California là tổ chức đầu tiên thay đổi quan điểm của họ về vấn đề trợ tử cho người bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả các bác sĩ trong Hiệp hội Y khoa Mỹ (AMA) đều đồng tình với quan điểm này. Rất nhiều bác sĩ thuộc những chuyên khoa bệnh nan y như Tổ chức Ung thư Bắc California có ý kiến bằng văn bản lên Hiệp hội Y khoa Mỹ rằng, một hành động trực tiếp gây ra cái ch*t cho bệnh nhân là “trái với vai trò của người thầy Thu*c. Trong những trường hợp này, chúng tôi cho rằng việc chăm sóc giảm nhẹ là tốt hơn rất nhiều cho những người mắc bệnh nan y”.

“Đạo đức đứng trên luật pháp trong trợ tử”

Mặc dù nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau trong xã hội Mỹ chấp nhận vấn đề hỗ trợ bệnh nhân Tu tu nhưng Hiệp hội Y khoa Mỹ thừa nhận “có những bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn về thể xác do bệnh tật, hoặc sống nhờ vào sự trợ giúp của máy móc..., cái ch*t là tốt hơn đối với họ, họ có thể quyết định về sinh mệnh của mình”, tuy nhiên tổ chức này vẫn bảo lưu quan điểm rằng, về cơ bản, bác sĩ không phải là người thích hợp bởi bác sĩ phải là người chữa lành cho bệnh nhân hơn là người chấm dứt cuộc sống của họ.

Bác sĩ Eric Chevlen, người có 30 năm làm bác sĩ chuyên ngành ung thư ở Youngstown, Ohio, Mỹ, đồng thời cũng là bệnh nhân ung thư, cho biết: “Hầu hết những bệnh nhân tôi điều trị đều trải qua thời gian trầm cảm bởi ý muốn Tu tu. Kể cả tôi cũng vậy”. Nhưng sau một thời gian, bệnh nhân nào cũng muốn sống, kể cả chịu đau đớn và điều trị kéo dài. Ông Clever kể về trường hợp một bệnh nhân ung thư muốn tìm đến cái ch*t, nhưng qua nói chuyện, ông được biết bệnh nhân còn buồn chán chuyện gia đình. Sau khi can thiệp ở gia đình bệnh nhân, người bệnh đã tìm thấy được giá trị của cuộc sống và bày tỏ lòng cảm ơn bác sĩ đã từ chối yêu cầu được ch*t của mình. Ông Clever còn nhớ rất rõ, bệnh nhân ấy đã khóc và nói rằng, thời gian cuối cùng của cuộc đời là thời khắc đẹp nhất trong cuộc đời ông ta.

Vấn đề bác sĩ phải tham gia trong việc Tu tu của người bệnh vấp phải rất nhiều ý kiến phản đối. Hiệp hội Y tế Nam Phi (HPCSA) nêu quan điểm, nếu luật pháp cho phép các nhân viên y tế chấm dứt cuộc sống của họ thì những quy tắc đạo đức của ngành y sẽ không cho phép một bác sĩ chân chính làm điều này. Chủ tịch HPCSA Mzukisi Grootboom cho rằng, nếu một nhân viên y tế giúp bệnh nhân bị bệnh nan y ch*t, bác sĩ đó có thể phải đối mặt với hình thức kỷ luật từ HPCSA. “Chúng tôi không ủng hộ việc bác sĩ sử dụng kỹ năng của họ để giết ch*t một bệnh nhân, đó không phải là việc làm của bác sĩ”, ông Grootboom cho biết.

Ngay cả Hiệp hội Y khoa thế giới, một tổ chức độc lập của các bác sĩ trên thế giới, được tạo ra để bảo vệ sự độc lập và thúc đẩy các tiêu chuẩn đạo đức của ngành y, cũng khẳng định trên trang web của mình, việc bác sĩ trợ giúp Tu tu là phi đạo đức, một bệnh nhân có quyền từ chối điều trị y tế, nếu bác sĩ thực hiện những mong muốn của họ được coi là một hành động trái đạo lý.

Hải Yến

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bac-si-khong-nen-dung-ky-nang-de-ket-thuc-cuoc-song-nguoi-benh-14918.html)

Tin cùng nội dung

  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY