Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chủ tịch Hà Nội: Không chờ Bộ Y tế công bố, phải cách ly ngay khi có xét nghiệm dương tính ban đầu với virus Corona

ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh: Không chờ quyết định công bố dương tính của Bộ Y tế, nếu có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV

Nâng mức cảnh báo, chủ động phản ứng nhanh

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Các đơn vị cần đảm bảo nguyên tắc không chờ quyết định công bố dương tính của Bộ Y tế, TP chủ động nâng cao hơn 1 mức cảnh báo. Nếu có xét nghiệm dương tính ban đầu thì phải ngay lập tức xác định rõ F1, F2, tổ chức cách ly ngay. Nếu không phản ứng nhanh, chờ 1, 2 ngày thì con số sẽ nhân lên khó lường”.

Với ổ dịch COVID-19 ở Bệnh viện Bạch Mai, ông Chung đề nghị các đơn vị làm rõ vấn đề: Người từ ở ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai đi ra có coi là vùng dịch không? có cấm đi lại hay không? Tại Bệnh viện các bệnh nhân đều vào Khoa xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh; bãi trông giữ xe hay sinh viên thực tập có phải là các điểm kết nối lây lan dịch bệnh không, để thành phố có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP. Hà Nội vào chiều nay. Ảnh: Minh Thúy

Để chủ động ngăn chặn nguồn bệnh lây lan trong cộng đồng, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội lưu ý: “1.592 bệnh nhân điều trị ngoại trú của Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 và những người chăm sóc các bệnh nhân này phải cách ly tại nhà. Bệnh viện phải cảnh báo đến cả người trông xe, lái xe taxi, cung ứng thực phẩm, vận chuyển Thu*c,… để ngăn chặn mọi nguồn lây nhiễm”.

Mô phỏng 3 kịch bản

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhắc lại tình hình diễn biến dịch bệnh trên thế giới với đặc điểm vô cùng phức tạp.

Hiện, vẫn chưa có vaccine, Thu*c đặc trị COVID-19. “Mặc dù chúng ta đã nhận đạng được virus nhưng chưa xác định được điểm kết thúc của dịch bệnh, vì vậy rất có khả năng Ban Chỉ đạo sẽ phải làm việc trong thời gian dài”.

Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, thành phố đã mời các chuyên gia mô phỏng 3 kịch bản của dịch COVID-19 gồm: Không làm gì; làm yếu ớt và làm mạnh mẽ các biện pháp ngăn nguồn lây nhiễm, không để phát tán ở nơi đông người.

Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại UBND TP. Hà Nội. Video: UBND TP. Hà Nội

Với kịch bản làm mạnh mẽ như hiện nay sẽ có các “đốm cháy” là ổ dịch nhỏ trên địa bàn thành phố như ở Bạch Mai, Trúc Bạch, Núi Trúc,… “Nếu người dân chấp hành tốt sẽ ngăn chặn được dịch bệnh. Nếu để thành ổ dịch lớn phát tán khắp nơi sẽ thành Vũ Hán thứ 2” – ông Chung nói.

Cùng với đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng nêu rõ bài học kinh nghiệm trong công tác xử lý ổ dịch ở 125 Trúc Bạch, Bệnh viện Hồng Ngọc, đồng thời, yêu cầu các địa phương cần nghiên cứu để áp dụng như kinh nghiệm cách ly một tầng ở tòa nhà, khử khuẩn thang máy, môi trường, đo thân nhiệt thường xuyên; không nhất thiết phải cách ly cả tòa nhà.

Sau sự việc người dân đổ xô đi lễ tại Phủ Tây Hồ vào ngày 24/3 vừa qua, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, phường Quảng An rút kinh nghiệm sâu sắc khi để người dân đổ xô đi lễ trong thời điểm dịch COIVID-19 diễn biến phức tạp.

Ngoài ra, trước phản ánh của người dân về một số quán ăn sáng, siêu thị điện máy, quán trà tranh, cafe,… vẫn mở cửa, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội giao Công an TP. Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải, các quận, huyện phải chịu trách nhiệm, thường xuyên kiểm tra, cả đêm lẫn ngày, yêu cầu các loại hình kinh doanh không thiết yếu phải dừng hoạt động một cách nghiêm túc.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh việc lấy mẫu xét nghiệm; nghiên cứu đề xuất chế độ bồi dưỡng riêng cho các y bác sĩ tham gia chống dịch; lãnh đạo các quận huyện, phường xã không được rời khỏi thành phố, bật điện thoại 24/24, sẵn sàng đi làm khi có yêu cầu; tất cả các trường học nghỉ học đến ngày 15/4.

“Đề nghị nhân dân Thủ đô bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng chống dịch COVID -19. Mỗi người dân là một chiến sỹ. Sự ủng hộ của người dân sẽ giúp làm giảm sự lây nhiễm” - ông Chung nói.

Mạng Y Tế
Nguồn: VietTimes (https://viettimes.vn/chu-tich-ha-noi-khong-cho-bo-y-te-cong-bo-phai-cach-ly-ngay-khi-co-xet-nghiem-duong-tinh-ban-dau-voi-virus-corona-384951.html)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY