Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chữa khỏi chứng tiểu buốt cho nam thanh niên

Hà Nội-Sau ca mổ sỏi thận phải, Mai Văn Tý, 23 tuổi, quê ở Quảng Bình, bị tiểu buốt suốt 2 năm, nay mới được điều trị khỏi.

Bệnh án ghi Tý từng phẫu thuật sỏi thận hai bên, bên phải vào năm 2015, bên trái vào năm 2018. Sau đó, Tý bị nhiễm trùng đường tiết niệu gây tiểu buốt, rắt, đục, uốt hai năm ròng chạy chữa nhiều nơi không bớt.

Tháng 10, Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới chuyển người bệnh đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị. Khi đó, Tý gầy gò, mệt mỏi, ăn kém, đau thắt lưng hai bên, bên trái đau nhiều hơn.

Bác sĩ Trần Duy Hiến, khoa Ngoại Sản, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, ngày 19/11 cho biết quyết định nuôi cấy vi khuẩn trong nước tiểu bệnh nhân để tìm căn nguyên gây bệnh và đánh giá toàn trạng, sỏi thận gây ảnh hưởng hoặc biến chứng gì. Các bác sĩ tìm ra vi khuẩn Klebsiella peumoniae là nguyên nhân chính. Đây là loại vi khuẩn tồn tại trong ruột người nhưng chỉ gây tác hại, tấn công các bộ phận khác khi hệ miễn dịch suy yếu.

Tìm ra được thủ phạm, các bác sĩ nhanh chóng vạch phác đồ điều trị, gồm dùng kháng sinh phù hợp, nội soi đặt sonde JJ bể thận - niệu quản hai bên để giải quyết vấn đề suy thận. Sau khi kiểm soát được nhiễm khuẩn và cấy lại vi khuẩn trong nước tiểu âm tính thì nội soi tán sỏi thận ống mềm bằng lazer.

Sonde JJ là một ống rỗng bằng nhựa dẻo được thiết kế đặc biệt để đặt vào niệu quản. Niệu quản là ống tự nhiên dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang.

Tuy nhiên, quá trình điều trị gặp phải nhiều thách thức. Người bệnh đã phẫu thuật nhiều lần, điều trị nhiễm khuẩn kéo dài, dai dẳng nên vi khuẩn Klebsiella peumoniae kháng rất nhiều kháng sinh. Bệnh nhân bị suy thận, chức năng thận giảm, có loại kháng sinh nhạy nhưng gây độc cho thận cũng không thể sử dụng. Do đó việc chọn loại kháng sinh phù hợp để điều trị càng khó.

Bác sĩ Hiến khám cho bệnh nhân Tý. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Vi khuẩn đã gây viêm ở bàng quang, niệu quản và thận, thậm chí nhiễm trùng máu. Chỉ vài ngày sau khi nhập viện, người bệnh bắt đầu sốt cao, rét run từng cơn vào buổi tối, tình trạng suy thận tăng lên. Theo bác sĩ Hiến, đây là giai đoạn phức tạp nhất. Tình huống nguy kịch buộc các bác sĩ phải phẫu thuật đặt sonde JJ sớm trong khi người bệnh vẫn còn nhiễm khuẩn.

Kết quả, sonde JJ đã giải phóng tình trạng ứ mủ thận. Sau đó, bác sĩ truyền rửa bàng quang liên tục, điều chỉnh liều lượng Thu*c, cuối cùng giảm được mức độ nhiễm khuẩn tại bàng quang của người bệnh.

Sau khoảng 40 ngày điều trị, bệnh nhân hết sốt, không còn tiểu buốt, không còn nhiễm trùng tiết niệu, xuất viện ngày 17/11. Dự kiến hai tuần sau, người bệnh sẽ được can thiệp để rút ống sonde JJ, hoàn toàn kết thúc điều trị.

Bác sĩ Hiến cho biết người bệnh có cơ địa dễ tái phát sỏi thận, vì vậy cần tái khám ba tháng một lần. Chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân cũng phải thay đổi theo tư vấn của bác sĩ.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/chua-khoi-chung-tieu-buot-cho-nam-thanh-nien-4194009.html)

Tin cùng nội dung

  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Nếu bạn bị viêm, sưng và đau ở bất cứ đâu trong cơ thể thì hãy nghĩ đến củ nghệ nhé.
  • Là phụ nữ, chẳng ai muốn nghi oan cho chồng. Nhưng mình luôn vệ sinh sạch sẽ mà cứ mắc bệnh phụ khoa thì không thể không đặt câu hỏi: Liệu ông ấy có léng phéng ở đâu mang bệnh về cho vợ hay không?
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Tối qua em đi tiểu bị đau buốt khi đi những giọt cuối cùng và cứ buồn tiểu liên tục. Em dùng giấy lau V*ng k*n thì có máu. Xin hỏi em bị làm sao?
  • Em muốn hỏi Mangyte là tại sao em không uống Thu*c kháng sinh, chỉ uống nhiều nước mà lại khỏi viêm được? Vì em nghĩ vi trùng gây viêm nó vẫn ở đấy.
  • Đi khám bác sĩ nói tôi bị viêm đường tiết niệu. Xin cho biết nguyên nhân gây bệnh và có cách nào để phòng tránh căn bệnh này.
  • Nhiễm trùng đường tiểu là loại nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY