Bạn nên biết hôm nay

Chuẩn bị gì khi con 5-11 tuổi tiêm vaccine Covid?

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, khuyên cha mẹ cần tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trước khi tiêm và theo dõi thật sát sau tiêm chủng.

Trả lời vnexpress chiều 1/4, bác sĩ thái cho biết trẻ 5-11 tuổi không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi tiêm chủng. cha mẹ nên kể chuyện về vaccine cho trẻ, nói rõ về lợi ích của việc tiêm vaccine, giữ cho trẻ có tâm lý thoải mái, tự nguyện tiêm và sinh hoạt như bình thường. vào buổi tiêm chủng, trẻ nên ăn nhẹ trước khi đi tiêm, uống đủ nước, mặc quần áo thoải mái để tiêm chủng thuận lợi.

Theo bác sĩ thái, thời gian qua, chương trình tiêm chủng mở rộng ghi nhận nhiều học sinh bị phản ứng sau khi tiêm phải nhập viện. nguyên nhân phần nhiều đến từ vấn đề tâm lý của trẻ và phản ứng lo lắng dây chuyền. vì vậy, tâm lý thoải mái của cha mẹ đối với tiêm chủng cũng rất quan trọng vì tâm lý lo sợ có thể lan truyền đến trẻ.

"Tốt nhất, cha mẹ nên trao đổi với trẻ về quá trình tiêm, các phản ứng phụ có thể gặp, thời gian theo dõi... Tại điểm tiêm, nếu được ở cạnh các cháu, cha mẹ nên trấn an để trẻ không có phản ứng lo lắng quá mức khi tiêm", bác sĩ Thái nói.

Gia đình cũng đóng vai trò rất quan trọng khi theo dõi trẻ tại nhà sau tiêm, theo bác sĩ Thái. Trẻ 5-11 tuổi đa phần hiếu động, chưa biết bày tỏ sự khó chịu hay các bất thường của cơ thể. Trong khi đó, các phản ứng sau tiêm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, có thể vào ban đêm khi cả nhà đã đi ngủ. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi thật sát, để ý, động viên trẻ sau tiêm.

Các phản ứng phụ có thể gặp ở trẻ gồm đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm... Phản ứng đa dạng và có thể nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác. Do đó, khi cơ thể trẻ có bất thường không nhất thiết đúng theo bảng hướng dẫn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến thầy Thu*c và đưa con tới cơ sở y tế gần nhất.

Nếu trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển như sốt, nhiễm trùng, hóa trị ung thư, viêm đa cơ quan (thường biểu hiện bằng sốt, phát ban, mắt đỏ...) nên hoãn tiêm cho đến khi khỏi bệnh. trẻ mắc covid-19 có triệu chứng vẫn cần thiết tiêm chủng để được bảo vệ tốt hơn, tuy nhiên thời điểm tiêm cách thời gian mắc khoảng 3 tháng. trẻ mắc covid-19 không triệu chứng thì không cần chờ đợi, có thể tiêm chủng ngay khi âm tính.

Bác sĩ Thái khuyến cáo trẻ có tiền sử dị ứng, rối loạn tri giác, mắc hội chứng tăng động giảm chú ý... cần thận trọng khi tiêm. Trẻ có bệnh tim bẩm sinh mạn tính, khám sàng lọc thấy tim phổi bất thường... nên được đưa đến các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên để tiêm chủng.

Bộ y tế hôm 31/3 đồng ý tiêm vaccine moderna cho trẻ 6-11 tuổi. đầu tháng bộ y tế cũng cho phép sử dụng vaccine pfizer tiêm chủng cho trẻ 5-11 tuổi. các động thái này nhằm phục vụ kế hoạch tiêm cho trẻ em dự kiến triển khai vào đầu tháng 4. trẻ em ở nhóm tuổi lớn, từ 11 tuổi (tức học lớp 6) sẽ tiêm trước, sau đó hạ thấp dần.

Các địa phương triển khai cuốn chiếu theo trường, địa bàn, căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vaccine được cung ứng. trẻ được tiêm miễn phí, theo hình thức chiến dịch, tại các cơ sở cố định, điểm tiêm lưu động và trường học. cha mẹ, người giám hộ sẽ ký phiếu đồng ý tiêm chủng cho trẻ.

Theo thống kê từ vệ sinh dịch tễ trung ương, cả nước có hơn 11,8 triệu trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng đợt này. bộ y tế dự kiến sử dụng khoảng 4,7 triệu liều vaccine pfizer và 9 triệu liều vaccine moderna để tiêm chủng. số vaccine này do chính phủ australia tài trợ, bộ y tế sẽ mua thêm vaccine nếu thiếu.

Trước đó, viện dư luận xã hội (thuộc ban tuyên giáo trung ương) khảo sát ý kiến người dân về tiêm chủng vaccine covid-19 cho trẻ em, sau đó lấy mẫu ngẫu nhiên hơn 18.000 người. kết quả, 76% phụ huynh có con 5-11 tuổi thấy "rất cần thiết" tiêm cho trẻ; 80% cho biết "sẵn sàng đưa trẻ em đi tiêm vaccine"; 13% do dự hoặc chưa muốn tiêm cho con, 4% không sẵn sàng và 4% khác khó trả lời.

Nhân viên y tế chuẩn bị liều tiêm vaccine Pfizer-BioNtech cho học sinh TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/chuan-bi-gi-khi-con-5-11-tuoi-tiem-vaccine-covid-4446252.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY