Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuẩn bị nguồn lực xét nghiệm SARS-CoV-2 tại chỗ

Trưa nay, Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế tỉnh, thành phố rà soát năng lực xét nghiệm tại địa phương, chủ động chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực xét nghiệm tại chỗ bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và điều kiện an toàn sinh học cấp II để kịp thời xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã kiểm soát thành công dịch bệnh COVID-19, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch chủ động và quyết liệt, đặc biệt là cách ly kịp thời các trường hợp nhập cảnh, không để xảy ra các trường hợp mắc trong cộng đồng.

Các địa phương đã chủ động củng cố năng lực xét nghiệm chẩn đoán virus SARS-CoV-2 và tiến hành xét nghiệm kịp thời. Tới nay trên toàn quốc đã có 118 phòng xét nghiệm đủ năng lực xét nghiệm, trong đó có 66 phòng đủ khả năng xét nghiệm khẳng định.

Tuy nhiên, sau gần 100 ngày không phát hiện ca mắc mới trong cộng đồng, tới ngày 25/7 đã ghi nhận thêm 2 ca mắc (BN416, BN418) trong cộng đồng tại TP. Đà Nẵng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong đó yêu cầu đẩy mạnh việc thực hiện phát hiện, truy vết người tiếp xúc, cách ly, xét nghiệm kịp thời, Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế tỉnh, thành phố rà soát năng lực xét nghiệm tại địa phương, chủ động chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực xét nghiệm tại chỗ bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và điều kiện an toàn sinh học cấp II để kịp thời xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Đầu tư nâng cấp phòng xét nghiệm và các phương tiện, thiết bị, bổ sung sinh phẩm trong trường hợp cần thiết để thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bảo đảm hiệu quả, phù hợp, tránh lãng phí nguồn lực.

Chỉ đạo các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các cơ sở có phòng xét nghiệm đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và an toàn sinh học tiếp tục liên lạc với các viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để được tập huấn, tập huấn lại về kỹ thuật xét nghiệm, hỗ trợ, chia sẻ sinh phẩm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 để thực hiện xét nghiệm kịp thời.

Liên hệ đề nghị các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để được đánh giá, xác nhận năng lực phòng xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 trong trường hợp cần thiết; Chủ động phối hợp với các các đơn vị, địa phương khác trong việc thực hiện xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Việt Nam xuất hiện chủng virus mới gây COVID-19

Sáng 27/7, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã họp phân tích cơ chế lây nhiễm, diễn biến, dự báo tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng và đề ra các giải pháp tối ưu để ứng phó trong thời gian tới.

Bộ Y tế bác tin giả về COVID-19

Trưa ngày 27/7, Bộ Y tế thông báo về thông tin được đăng tải trên trang Facebook cá nhân là tin giả. Bộ Y tế khẳng định, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam không phát ngôn như vậy.

Đà Nẵng có thêm 12 ca nghi nhiễm COVID-19

Sáng 27/7, Thủ tướng Chính phủ đã họp trực tuyến với UBND thành phố Đà Nẵng và các địa phương liên quan về tình hình dịch bệnh COVID-19. Tại cuộc họp, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện Đà Nẵng có thêm 12 ca nghi nhiễm đang được cách ly, theo dõi.

Đưa hàng trăm y bác sĩ, bệnh nhân bệnh viện Đà Nẵng đi cách ly tập trung

Hàng trăm cán bộ. nhân viên y tế của Bệnh viện Đà Nẵng được đưa đi cách ly tập trung. Sau khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với các y bác sĩ và nhân viên y tế, Bệnh viện Đà Nẵng sẽ chia làm 2 ca luân phiên nhau điều trị tại bệnh viện và cách ly tập trung.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/chuan-bi-nguon-luc-xet-nghiem-sarscov2-tai-cho-1694776.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY