Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

“Chúng tôi từ chối bất cứ ai muốn gặp người nhận tạng”

(MangYTe)- “Tất cả trường hợp hiến tạng đều trên tinh thần tự nguyện, nhân đạo. Những yêu cầu trái với quy định của luật pháp sẽ bị từ chối tiếp nhận nếu gia đình không thay đổi ý kiến sau khi được nhân viên y tế giải thích rõ ràng” - TS-BS Dư Thị Ngọc Thu khẳng định.

Những ngày qua, câu chuyện người mẹ TTN (71 tuổi, ngụ Hải Dương) chia sẻ nguyện vọng được gặp người nhận trái tim của con mình gây xôn xao, nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Luật Hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người quy định nghiêm cấm tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.

Pháp Luật TP.HCM đã có trao đổi với TS-BS Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người - BV Chợ Rẫy, người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tiếp nhận và điều phối tạng ghép, về vấn đề này.

“Chúng tôi từ chối bất cứ ai muốn gặp người nhận tạng” - ảnh 1

TS-BS Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người - BV Chợ Rẫy.

Tất cả tạng hiến đều phải trên tinh thần tự nguyện, nhân đạo

. Phóng viên: Bác sĩ nghĩ như thế nào về quy định cấm tiết lộ thông tin của người nhận tạng?

+ TS-BS Dư Thị Ngọc Thu: Quy định cấm tiết lộ thông tin người hiến và người được ghép không chỉ là quy định riêng tại Việt Nam mà của toàn thế giới.

Đứng ở góc độ nhân văn xã hội, người hiến luôn muốn biết được kết quả hiến tặng mô, tạng của người thân mình như thế nào là điều tự nhiên. tuy nhiên, về tính an toàn giữa người cho và người nhận, ở phía sau còn nhiều điều khiến chúng ta phải suy ngẫm. không phải ngẫu nhiên mà thế giới đã đặt ra quy định như vậy. chúng ta phát triển sau họ gần 50 năm và dựa theo kinh nghiệm của họ để xây dựng luật cho việt nam. đứng về mặt tình cảm, nhân ái, tính nhân văn xã hội thì việc cho phép người nhận mô, tạng hiến gặp gia đình của người để cám ơn, kết tình thân là một việc nên làm. nhưng trong thực tế đã có nhiều chuyện không hay xảy ra, làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp đã có lúc ban đầu. từ đó, quy định ngăn cấm sự gặp mặt giữa người hiến - ghép đã được bổ sung vào “luật”. mặt khác, đứng về tâm lý, sự gặp gỡ này sẽ làm cho người ghép tạng có cảm giác mang nợ với gia đình người hiến tạng. họ có đủ điều kiện thì việc lo lắng này sẽ không có gì đáng ngại. nếu ngược lại thì sao? đây là điều đáng phải suy ngẫm lại. mô, tạng được hiến tặng là những món quà vô giá, người được ghép cần phải bảo quản cẩn trọng món quà của mình bằng cách tuân thủ điều trị, giữ gìn sức khỏe, đóng góp công sức cho xã hội khi có cơ hội…, đó là cách trả ơn có nhiều ý nghĩa nhất. và chúng tôi nghĩ đây cũng là sự mong muốn của người khi còn sống.

. Nhiều gia đình người hiến muốn gặp trực tiếp người nhận. Làm thế nào để hài hòa mối quan hệ đặc biệt này?

+ Để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa người hiến và người nhận, hệ thống điều phối ghép tạng đã ra đời. Đây chính là cơ quan ở giữa giải quyết những nguyện vọng của người hiến và người nhận, giải thích cho họ hiểu rõ những quy định pháp luật, theo dõi diễn tiến sức khỏe của người được ghép để trả lời kết quả cho người nhận.

Giả sử người ghép tạng muốn tặng quà hay gửi thư cám ơn thì nhân viên điều phối sẽ là người đại diện trao món quà cho gia đình người sẽ hay và đẹp hơn, thể hiện tính nhân văn, vô vụ lợi.

Trước khi tiếp nhận tạng ghép, chúng tôi phải giải thích đầy đủ quy trình, kể cả việc bảo mật thông tin của người nhận. Chúng tôi từng gặp các trường hợp nêu nguyện vọng muốn gặp người nhận, sau khi chúng tôi giải thích các quy định họ đã đồng thuận, chưa thấy ai kiên quyết, nhất định phải gặp cả. Giả sử nếu họ vẫn kiên quyết gặp thì chắc chắn là chúng tôi đành phải từ chối.

Chúng tôi từng gặp một trường hợp con trai của người hiến hỏi thẳng bác sĩ: “tôi biết là việc làm nhân đạo nhưng làm sao biết bác sĩ không đem tạng ba tôi đi bán?”. chúng tôi đã giải thích tất cả quy trình, chuyện quyết định cho hay không là ở họ, trường hợp này người con sau đó đã đồng ý.

Lại có một trường hợp khác người thân, anh em trong gia đình yêu cầu chúng tôi đáp ứng 100 triệu đồng để dưỡng già cho cha mẹ thì chúng tôi cũng đành từ chối. tất cả trường hợp phải trên tinh thần tự nguyện, nhân đạo, không thể vì có tạng hiến mà giải thích cho họ đồng ý rồi mới tính sau.

Có thể gửi gia đình người hiến tạng video quay người nhận

. nếu gia đình người vẫn khăng khăng muốn biết người được nhận tạng thì xử lý cách nào, thưa bác sĩ?

+ Trong trường hợp gia đình người hiến muốn biết mặt người nhận, ở BV Chợ Rẫy chúng tôi xin chia sẻ cách chúng tôi thường làm là xin phép người nhận quay một đoạn video kể về tình trạng sức khỏe của họ, những điều họ muốn nói với gia đình người hiến (nêu tên hoặc không cần nêu, không cần nêu địa chỉ hoặc nếu có thì không cần chi tiết, chỉ cần tỉnh/thành phố thôi) và chúng tôi sẽ chuyển đoạn video này cho gia đình người hiến.

Song song đó, chúng tôi phải cập nhật liên tục tình hình sức khỏe của người nhận cho gia đình người hiến. Đã từng có trường hợp người nhận một quả thận, sau đó do tình trạng suy dinh dưỡng, choáng nhiễm trùng không thể bảo vệ được phần tạng hiến và chính họ cũng ra đi sau ba tháng được ghép, chúng tôi đã về tận nhà của người hiến để báo tin. Thấy thái độ làm việc minh bạch của chúng tôi, họ không có vướng mắc và an lòng chấp nhận.

Điều nên biết là Việt Nam hiện nay chúng tôi vẫn đang xây dựng các quy định cụ thể về quy trình làm việc, điều phối nhận mô, tạng, cần thời gian hoàn thiện, điều chỉnh tiếp tục.

“Chúng tôi từ chối bất cứ ai muốn gặp người nhận tạng” - ảnh 2

Các bác sĩ BV 108 cúi đầu mặc niệm, tri ân con trai bà N.

(Ảnh do BV 108 cung cấp)

. Thực tế vẫn còn tồn tại chuyện tiết lộ thông tin người hiến và người nhận, cần có những quy định chặt chẽ hơn như thế nào?

+ Pháp luật đã có quy định chặt chẽ nhưng thực tế có những trường hợp người hiến và ghép tự tìm đến nhau, chắc chắn là do có sự rò rỉ thông tin. Tôi chưa bàn đến việc vi phạm pháp luật hay không nhưng thực tế chuyên ngành hiến ghép tạng ở Việt Nam vẫn còn mới, còn những khoảng trống. Những người làm công tác trong chuyên ngành ghép chưa được đào tạo và cảnh báo về những quy định của pháp luật, thông tin nào nên tiết lộ và thông tin nào không được phép, phải bảo mật trong hệ thống ghép.

Mặt khác, các cơ quan truyền thông cũng chưa được tập huấn kiến thức về việc nên truyền thông đã đưa thông tin chi tiết của người hiến và người nhận: viết nguyên tên, nêu địa chỉ rất chi tiết, chương trình truyền thông chung cho cả người hiến và ghép… Từ đây người ta có thể truy ra địa chỉ, số liên lạc dễ dàng.

. Xin cám ơn bác sĩ.

'Con mất rồi vẫn làm được việc tốt'

'Con mất rồi vẫn làm được việc tốt'

(plo)- điều an ủi nhất của những người cha, người mẹ con sau khi mất chính là thấy người khác được cứu sống nhờ một phần cơ thể của con mình.

HOÀNG LAN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/xa-hoi/chung-toi-tu-choi-bat-cu-ai-muon-gap-nguoi-nhan-tang-974862.html)

Chủ đề liên quan:

hiến tạng người nhận tạng

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp: “ Khi sự sống được sẻ chia” và Lễ phát động phong trào đăng ký hiến tặng mô, tạng.
  • Ngày 11/10, đoàn công tác của Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người phối hợp với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã kết thúc đợt tập huấn, cung cấp những kiến thức về Ch?t não và các vấn đề liên quan đến hiến, ghép tạng,
  • SKĐS: Hướng tới kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Điều dưỡng Việt Nam (26/10/1990 - 26/10/2015), ngày 9/10, tại Hà Nội, bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tổ chức Hội nghị khoa học Điều dưỡng lần thứ VII với chủ đề: “Xây dựng môi trường an toàn người bệnh: Những đổi mới trong đào tạo, quản lý và thực hành chăm sóc”.
  • Chiều ngày 25/9, tại lễ xuất viện của hai bệnh nhân được ghép tạng từ người cho ch*t não hiến từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều điều bất ngờ đã được chia sẻ.
  • Chiều tối ngày 12/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tới thăm 2 bệnh nhân ghép tim và ghép gan tại Bệnh viện (BV) Việt Đức từ nguồn tạng hiến tặng.
  • Mỗi ngày tại BV Hữu nghị Việt Đức có từ 2-3 bệnh nhân ch*t não và một năm hơn 11 ngàn trường hợp Tu vong do T*i n*n giao thông có thể hiến tạng.
  • Nhờ công nghệ Hệ thống chăm sóc Bộ phận người (OCS) mang tính cách mạng, quả tim người hiến tặng vẫn có thể hoạt động bình thường trong một chiếc hộp tách rời cơ thể người hiến cho tới giây phút nó được cấy ghép cho người cần.
  • Lễ vinh danh người hiến tạng tại TP.HCM vừa được Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp Bệnh viện Nhi đồng II và Bệnh viện Nhân dân 115 tổ chức đã diễn ra rất xúc động.
  • Đằng sau những ca hiến tạng trên thế giới là những câu chuyện ly kỳ và đầy cảm động, đôi khi người ta cứ ngỡ như trong một cuốn tiểu thuyết hay một câu chuyện cổ tích.
  • Xin chào Mangyte, Em đang muốn tìm hiểu thông tin về việc hiến nội tạng cũng như những gì có thể cho những người cần đến lúc em mất đi. Không phải việc hiến xác cho khoa học, mà là gửi đến những bệnh nhân đang cần những bộ phận ấy, vậy tại Việt Nam có địa điểm cụ thể nào để em tìm hiểu về việc này không ạ. Xin chân thành cảm ơn. (Trương Thị Anh Thoa - anhthoa...@gmail.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY