Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chuyên gia chỉ ra 3 gánh nặng chi phí mà bệnh nhân đái tháo đường phải gánh chịu

Bệnh đái tháo đường hiện là nguyên nhân gây Tu vong đứng thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau bệnh lý tim mạch và ung thư, trung bình mỗi ngày có khoảng 80 người Tu vong vì các bệnh liên quan đến đái tháo đường

80 người Tu vong mỗi ngày vì liên quan đến bệnh đái tháo đường

Ngày 13/11, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức lễ mít tinh nhân ngày Phòng chống bệnh Đái thế giới (14/11).

Thông tin tại lễ mít tinh cho biết, theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), là một trong những vấn đề y tế toàn cầu của của thế kỷ 21, là gánh nặng tài chính cho chăm sóc y tế cản trở quá trình đạt mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Ước tính tới năm 2045, có 1/10 người trưởng thành sẽ bị (629 triệu người) và chi phí y tế liên quan đến bệnh này sẽ vượt quá 776 tỷ USD.

PGS.TS Trần Ngọc Lương- Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương phát biểu tại lễ mít tinh

Còn theo nghiên cứu của Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, bệnh đái tháo đường hiện là nguyên nhân gây Tu vong đứng thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Riêng trong năm 2017, có 29.000 người ch*t do các nguyên nhân có liên quan đến đái tháo đường, tương đương với 80 ca Tu vong/ngày.

Tại Lễ Mít tinh, PGS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương nhấn mạnh, cũng như các nước đang phát triển khác, do trình độ hiểu biết còn hạn chế, người bệnh mắc đái tháo đường ở nước ta thường được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và thường đến bệnh viện với những biến chứng nặng nề kéo theo gánh nặng kinh tế gây ra do bệnh đái tháo đường cũng rất lớn.

Do vậy, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho rằng Lễ mít tinh Ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường (14/11/2018) là dịp để tất cả mọi người cùng hưởng ứng, cùng xây dựng ý thức xã hội, nhận rõ tầm quan trọng của việc phòng ngừa, điều trị kịp thời và hiệu quả của căn bệnh này.

Hàng trăm người bệnh tham gia lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Đái tháo đường thế giới tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Chủ động tầm soát và phòng ngừa đái tháo đường bằng cách nào?

Theo PGS.TS Trần Ngọc Lương, bệnh nhân đái tháo đường phải chịu gánh nặng kinh tế lớn gồm chi phí trực tiếp; chi phí gián tiếp và chi phí vô hình. Cả 3 loại chi phí này đều ảnh hưởng lớn tới bệnh nhân và gia đình. Vì thế để nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành Y tế, mà là của cả xã hội.

Chưa kể, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng khẳng định, cùng với lối sống ít vận động, ăn uống không hợp lý làm gia tăng béo phì, rối loạn chuyển hóa số ngừơi mắc đái tháo đường typ 2 (bệnh liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng không hợp lý và “ lười” vận động) đang tăng nhanh, đặc biệt lo ngại đã ghi nhận các ca mắc là trẻ nhỏ 9 - 13 tuổi; thanh niên 20 - dưới 30 tuổi trong khi hơn 10 năm trước bệnh hầu hết chỉ ghi nhận sau tuổi 40 tuổi.

Tư vấn, thăm khám cho người dân tầm soát đái tháo đường tại lễ mít tinh

Để phòng chống bệnh, PGS.TS Trần Ngọc Lương khuyến cáo người dân tầm soát bệnh và chủ động phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm bằng chế độ vận động, sinh hoạt, ăn uống khoa học, hạn chế rượu bia, Thu*c lá, thực phẩm chiên xào, chế biến sẵn.

Cũng tại Lễ mít tinh, TS. Jun Nakagawa, Phó Trưởng đại diện tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực mà Việt Nam đã làm trong công tác phòng và điều trị bệnh đái tháo đường đồng thời cũng sẽ luôn đồng hành để giúp Việt Nam quản lý tốt hơn bệnh không lây nhiễm.

Lấy máu xét nghiệm đường huyết cho người dân tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

"Với hơn 425 triệu người hiện đang sống với bệnh đái tháo đường trên thế giới, hầu hết các trường hợp này là bệnh Đái tháo đường týp 2, phần lớn có thể ngăn ngừa được thông qua hoạt động thể chất thường xuyên, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và duy trì môi trường sống lành mạnh", TS. Jun Nakagawa nhấn mạnh.

Lễ mít tinh Ngày Thế giới phòng chống bệnh Đái tháo đường (14/11/2018) là dịp để tất cả mọi người cùng hưởng ứng, cùng xây dựng ý thức xã hội, nhận rõ tầm quan trọng của việc phòng ngừa, điều trị kịp thời và hiệu quả của căn bệnh này.

Cũng nhân dịp này, tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tổ chức chương trình “Xét nghiệm, kiểm tra đường huyết và tư vấn miễn phí cho cộng đồng” cho tất cả Quý người dân tới tham dự Lễ mít tinh.

Các chuyên gia nhấn mạnh: Dự phòng bệnh Đái tháo đường ngay từ lúc này chưa bao giờ là muộn, vì vậy những hoạt động Bệnh viện Nội tiết Trung ương phối hợp với các địa phương trên toàn quốc và các đơn vị trong những ngày này không chỉ là động lực thúc đẩy cộng đồng chung tay góp phần làm giảm sự tiến triển của bệnh Đái tháo đường tại nước ta mà còn đẩy mạnh hơn nữa sự quan tâm, chăm sóc các bệnh nhân đang phải hàng ngày, hàng giờ chống chọi lại với căn bệnh Đái tháo đường.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/canh-bao-tre-hoa-benh-nhan-mac-dai-thao-duong-n150611.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Tôi xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu hướng dẫn vận động cột sống cổ
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY