Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chuyên gia chống độc khuyến cáo: Đừng để mất mạng vì ngộ độc bọ cánh cứng

Các bệnh nhân ngộ độc sâu ban miêu thường bị tổn thương đa cơ quan, tụt huyết áp, suy hô hấp. Xét nghiệm máu cho thấy trong máu bị nhiễm axit nặng, tổn thương cơ và suy thận, suy gan, nguy cơ Tu vong rất cao

Ngộ độc sâu ban miêu- nguy cơ Tu vong cao

Thời gian gần đây, tại một số địa phương xuất hiện hiện tượng thương lái thu mua bọ cánh cứng hay còn gọi là sâu đậu, bọ ban miêu với giá cao từ 1 - 2 triệu đồng/kg. trước việc bán sâu được tiền, không ít người bỏ công săn lùng trong đó có cả trẻ em mà bất chấp nguy hại do có thể gây ra cho sức khoẻ. đã có một số trường hợp bị mẩn ngứa, nóng rát quanh miệng và cổ nên phải nhập viện điều trị...

Một trường hợp bị mẩn ngứa, nóng rát quanh miệng và cổ khi đi bắt sâu ban miêu Ảnh Báo NNVN

Trao đổi với phóng viên báo chí ngày 26/8, ths.bs nguyễn trung nguyên- phụ trách - bệnh viện bạch mai cho biết, trung tâm từng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu vì đau bụng rát miệng họng, nôn ra máu, thiểu niệu suy thận do ăn bọ cánh màu vàng đen thường có ở cây ngô, cây đậu. sâu ban miêu và bọ xít thường rất dễ bị nhầm lẫn. ăn phải sâu ban miêu cực độc. thậm chí chỉ tiếp xúc da, qua đường hô hấp cũng gây ngộ độc.

Đó là trường hợp hai chị em ruột ở Thanh Hoá khi bắt được bọ cánh ở cây ngô đã rang lên ăn, chỉ sau ăn khoảng 20 – 30 phút xuất hiện đau rát cổ họng, đau bụng, nôn mửa, nôn ra dịch máu, đại tiện phân lỏng.

Một trường hợp khác ở Hoà Bình, khi bắt được số lượng lớn bọ xít có vằn đỏ ở trên cây đã cùng bạn ăn nhậu. Chỉ sau 30 phút ăn loài bọ này, bệnh nhân thấy nóng rát vùng cổ buồn nôn và nôn, đi ngoài phân sệt, kèm theo đau cơ nhiều.

“qua khai thác người nhà bệnh nhân về hình dạng con bọ xít, cùng với các biểu hiện ngộ độc rất giống với ngộ độc độc tố của sâu ban miêu. là ngộ độc gặp không nhiều nhưng rất nặng nề”- bs nguyên cảnh báo.

Theo đó, hầu hết bệnh nhân tiếp xúc qua đường tiêu hoá bị tổn thương đa tạng, suy đa tạng, tỉ lệ Tu vong đến hơn 50%. các bệnh nhân thường bị tổn thương đa cơ quan, tụt huyết áp, suy hô hấp. xét nghiệm máu cho thấy trong máu bị nhiễm axit nặng, tổn thương cơ và suy thận, suy gan.

Độc tố của sâu ban miêu là gì?

ths. bs khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn sâu ban miêu vì nó rất dễ nhầm lẫn với các loại bọ xít khác như bọ xít nhãn, bọ xít lúa mà người dân vẫn bắt để ăn

Các chuyên gia cho biết, độc tố của là cantharidin. cantharidin không có trong các bộ phận cứng, bộ phận tiêu hóa của mà chủ yếu ở trong máu và các bộ phận Sinh d*c. cantharidin có tinh thể hình phiến không có màu, không mùi, trung tính, tan trong nước, tan trong axeton, ête nguội, tinh dầu thông đun sôi, axit axetic nóng và axit focmic.

Độc tố của rất độc, gây huỷ hoại protein. “khi vào cơ thể, qua đường tiêu hoá sẽ gây tình trạng ngộ độc nặng nhất, gây tổn thương dạ dày ruột, đau bụng nôn mửa, chảy máu đường tiêu hoá, hoại tử ruột, tổn thương tất cả cơ quan cơ thể, thận, gan, máu”- bs nguyên cho biết.

Còn nếu tiếp xúc đường da (dùng tay bắt trực tiếp số lượng lớn), đường hô hấp (mở bao đựng sâu ra hít phải) cũng gây tình trạng dị ứng trầm trọng, nhất là những người da mỏng, có vị trí vết thương, tiếp xúc nhiều với sâu ban miêu; hơi độc khiến mắt cay, bỏng rát.

Cũng theo bs nguyễn trung nguyên, độc tố của có thể tiết ra (giống kiến ba khoang), nếu tay cầm và quyệt vào mắt, rụi mắt sẽ gây bỏng rát, tổn thương giác mạc.

Tuyệt đối không ăn sâu ban miêu

Sâu ban miêu có tên khoa học là Cantharis vesicatoria còn gọi là manh trùng, ban manh, ban mao. Thực chất là nhiều thứ sâu có cánh cứng, màu xanh lục biếc, dài khoảng 15 - 20mm, ngang 4 - 6mm. Có đầu hình tim, có rãnh dọc ở giữa, râu đen hình sợi. Thân có 11 đốt, giữa đầu và thân có một chỗ thắt lại. Phía trên 2 cánh màu đen có các chấm màu vàng hoặc màu đỏ nhạt; hoặc thân màu vàng với các điểm hay các dải ngang màu đen.

sâu ban miêu (bên trái) và bọ xít thường rất dễ bị nhầm lẫn. không chỉ ăn mà qua tiếp xúc trực tiếp như bắt bằng tay, qua đường hô hấp, cũng gây ngộ độc. ảnh bscc

Bs nguyên cảnh báo người dân không nên đi bắt sâu độc để phòng ngộ độc, tuyệt đối không ăn vì nó rất dễ nhầm lẫn với các loại bọ xít khác như bọ xít nhãn, bọ xít lúa mà người dân vẫn bắt để ăn.

Theo bs nguyên, bọ xít có nhiều loài, trong đó cũng nhiều loài có thể có chất độc. thông tin y học về độc tính của các loài sâu, bọ xít hiện nay còn ít. do đó có rất ít loài sâu, bọ xít được khoa học chứng minh là an toàn để ăn. độc tố của cũng không bị phân huỷ ở nhiệt độ nấu ăn thông thường.

“vì thế, tuyệt đối không nên ăn sâu ban miêu, kể cả dạng Thu*c có vì cực độc. nếu bà con đi bắt sâu cần đeo kính, khẩu trang, đeo găng, mặc quần áo dài. tránh hạn chế tiếp xúc da với sâu ban miêu, kể cả qua đường hơi thở. nếu tiếp xúc với bị chất độc gây bỏng rát, đỏ rộp da, mắt cần rửa da bằng nước, rửa mắt liên tục bằng nước sạch, chớp mắt liên tục rồi đến cơ sở y tế kiểm tra”- bs nguyên khuyến cáo.

Sâu ban miêu sống hoang dại ở khắp các tỉnh nước ta. Vào sáng sớm, trước khi mặt trời mọc, lúc sâu chưa tỉnh, người ta đi bắt hoặc lắc cành lá cho sâu ngã vào túi vải, hoặc có khi dùng vợt để vợt.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-chong-doc-khuyen-cao-dung-de-mat-mang-vi-sau-ban-mieu-n162569.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
  • Mới đây, tại hội nghị đồng thuận của các chuyên gia nhi khoa đã đưa ra khuyến cáo điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY