Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Chuyên gia ĐH Harvard hướng dẫn 7 cách rèn trí não cho trẻ

Sau nhiều năm nghiên cứu tâm lý và thần kinh học, TS Lisa Feldman Barrett (ĐH Harvard, Mỹ) hướng dẫn cách giúp trẻ có trí não nhanh nhạy.

Hãy là người làm vườn thay vì thợ mộc: Thợ mộc chạm khắc gỗ theo ý muốn còn người làm vườn giúp cây cối phát triển. Tương tự, cha mẹ có thể ép con thành người họ muốn hoặc tạo môi trường khuyến khích trẻ phát triển lành mạnh. Ví dụ, thay vì ép con học piano hay violin, phụ huynh khôn ngoan sẽ nuôi dưỡng con trong môi trường đầy âm nhạc để trẻ tự thấy thích và học đàn. Họ cũng sẵn sàng cho con chuyển hướng sang chơi trống nếu đó là điều con đam mê. Ảnh: Getty Images.


Nói chuyện và đọc sách cho con nghe thật nhiều: Nghiên cứu chỉ ra ngay cả khi mới vài tháng tuổi, trẻ chưa hiểu nghĩa của từ nhưng não đã bắt đầu tiếp nhận thông tin để xây dựng nền tảng cho việc học sau này. Trẻ càng được nghe nhiều từ, hiệu quả càng lớn. Con sẽ có vốn từ vựng lớn, khả năng đọc hiểu tốt hơn. Đặc biệt, việc dạy con nhận biết các cảm xúc như vui, buồn, thất vọng từ sớm cũng giúp con linh hoạt hơn. Ảnh: The Bump.


Chịu khó giải thích: Nhiều người mệt mỏi khi con liên tục hỏi “tại sao”. Tuy nhiên, nếu chịu khó giải thích, cha mẹ giúp con tiếp thu cái mới, não bộ hoạt động hiệu quả hơn. Việc được giải thích các thắc mắc cũng thúc đẩy trẻ điều chỉnh hành vi cho hợp lý. Ảnh: Stocksy United.


Nói về hành động, không nhận xét con người: Nếu con đánh anh chị em, phụ huynh không nên nói “con hư quá”. Thay vào đó, họ có thể nói: “Con đừng đánh em. Em đau và thấy khó chịu đấy. Giờ con xin lỗi em được không?”. Quy tắc tương tự được áp dụng khi khen ngợi. Việc cha mẹ đưa ra nhận xét về hành động thay vì con người trẻ (hoặc những người xung quanh) giúp trẻ hình thành các khái niệm về hành động và bản thân mình. Ảnh: Eurekalert.


Giúp con bắt chước: Một số việc tưởng chừng chỉ dành cho người lớn như dọn dẹp nhà cửa cũng hữu ích với trẻ. Trẻ em học một cách tự nhiên thông qua xem, chơi và bắt chước người lớn. Vì thế, cha mẹ nên chủ động đưa cho con một cây chổi có kích thước phù hợp để con cùng dọn nhà. Việc làm theo người lớn tạo cho trẻ cảm giác được làm chủ. Ảnh: Redtri.


Cho con tiếp xúc nhiều người: Cha mẹ nên cho con tiếp xúc với nhiều người từ khi còn sơ sinh. Theo nghiên cứu, những em bé tương tác thường xuyên với những người nói ngôn ngữ khác nhau có thể giúp não hình thành năng lực học ngoại ngữ trong tương lai. Tương tự, trẻ nhìn thấy nhiều gương mặt đa dạng được rèn luyện khả năng ghi nhớ. Đương nhiên, khi cho con tiếp xúc với nhiều người, cha mẹ phải đảm bảo yếu tố an toàn. Ảnh: Leading Lady.


Cho con tìm hiểu thế giới xung quanh: Trẻ em thích tự thử mọi thứ mà không cần cha mẹ giúp đỡ. Việc tự mặc quần áo, lắp ghép đồ chơi cho trẻ cảm giác tự chủ. Ngay cả những hành vi có vẻ sai cũng có thể là nỗ lực của trẻ để hiểu thế giới xung quanh. Nếu phụ huynh luôn ở cạnh, hướng dẫn, làm hộ, con sẽ không học được tính tự lập. Do đó, cha mẹ nên biết cách lúc nào cần lùi lại, cho con tự mày mò, tự làm việc và xoay xở để khắc phục hậu quả do mình gây ra. Ảnh: Getty Images.


Theo Bách Linh / Zing

Theo kienthuc.trithuccuocsong.vn

Link bài gốc

Lấy linkĐóng

http://kienthuc.trithuccuocsong.vn/khoe-dep/chuyen-gia-dh-harvard-huong-dan-7-cach-ren-tri-nao-cho-tre-5530571.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/me-be/chuyen-gia-dh-harvard-huong-dan-7-cach-ren-tri-nao-cho-tre-1487426.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY