Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Chuyên gia hô hấp cảnh báo: Trong những đợt ô nhiễm không khí cao điểm, tần suất nhập viện tăng lên

Ô nhiễm không khí được coi là kẻ Gi*t người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp Tu vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí; tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25% trong khi nhiều người vẫn lầm tưởng như tim mạch không chụ ảnh hưởng từ khói bụi

Hội nghị hô hấp châu Á-Thái bình dương (APSR) lần thứ 24 đã chính thức khai mạc tối ngày 14/11, tại Hà Nội. Hội nghị do Hội Hô hấp Châu Á – Thái Bình Dương kết hợp cùng Hội Hô hấp Việt Nam tổ chức.

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ trung ương dự hội nghị và cắt băng khai mạc triển lãm tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghịại hội, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, hội nghị là một trong những diễn đàn khoa học quan trọng nhất trong khu vực về các bệnh hô hấp. Nội dung hội nghị năm nay sẽ bao trùm các bệnh về phổi và các bệnh lý hô hấp nghiêm trọng khác, rối loạn ngưng thở khi ngủ, bao gồm COPD, hen, ung thư phổi, suy hô hấp mạn tính và cấp tính và nhiều chủ đề khác.

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ trung ương phát biểu khai mạc hội nghị

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và luật pháp và phân bổ các nguồn lực quan trọng để hỗ trợ và cải thiện nền y tế. Các thầy Thu*c được đào tạo chuyên nghiệp, liên tục cập nhật kiến ​​thức và kỹ năng chuyên môn.

“Chúng tôi vẫn tập trung vào việc duy trì và nâng cao chất lượng y tế của Việt Nam. Tuy nhiên, như ở nhiều quốc gia khác, ngành y tế Việt Nam phải đối mặt với một số thách thức nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu và môi trường đang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mọi người, sự gia tăng dân số cũng làm gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và gây căng thẳng cho hệ thống y tế”- Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cũng tin tưởng, hội nghị này sẽ cung cấp một nền tảng tuyệt vời cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cán bộ y tế gặp gỡ, chia sẻ và thảo luận về kinh nghiệm của nhau và đưa ra các giải pháp toàn diện cho những thách thức đó.

Dẫn câu nói nổi tiếng ở châu Phi “Một mình, chúng ta đi nhanh. Cùng nhau, chúng ta còn tiến xa hơn”, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam nhấn mạnh: Chúng ta nên hợp tác vì lá phổi khỏe

Trước đó, tại cuộc họp báo thông tin về hội nghị, GS.TS Ngô Quý Châu, Phó giám đốc phụ trách Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch hội Hô hấp Việt Nam, cho hay, Hội nghị Hô hấp Châu Á – Thái Bình Dương (APSR) là hội nghị khoa học được tổ chức thường niên và đã không ngừng phát triển, trở thành sự kiện quan trọng mang tầm cỡ quốc tế với nhiều chủ đề thực tiễn như: rối loạn hô hấp khi ngủ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, ung thư, hồi sức hô hấp, bệnh phổi kẽ, viêm phổi,…

Năm nay Hội nghị hô hấp châu Á-Thái bình dương (APSR) lần thứ 24 có chủ đề “Chia sẻ những kiến thức và phương pháp tiếp cận mới trong lĩnh vực hô hấp” sẽ diễn ra trong 4 ngày, thu hút hơn 2000 đại biểu quốc tế đăng kí tham dự; 82 diễn giả với 118 bài giảng; 520 báo cáo viên với gần 250 bài báo cáo và hơn 400 báo cáo poster sẽ đề cập về các nội dung chuyên sâu: Y học hô hấp lâm sàng; Sinh học tế bào và phân tử; Dị ứng lâm sàng và Miễn dịch học; Sức khỏe môi trường, sức khỏe nghề nghiệp và dịch tễ học; Nhiễm trùng hô hấp (Không do lao); Lao phổi; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Hen; Sinh học hô hấp và giấc ngủ; Hồi sức cấp cứu; Nội soi phế quản và Kỹ thuật can thiệp; Bệnh phổi nhi; Cấu trúc và chức năng hô hấp; Tuần hoàn phổi; Bệnh phổi kẽ; Ung thư phổi…

Hơn 2.000 đại biểu trong nước và quốc tế sẽ dự buổi thảo luận nhóm được diễn ra trong 4 ngày của hội nghị, từ 14-17/11.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cùng các đại biểu cắt băng khai trương triển lãm trước khi khai mạc hội nghị

Tại cuộc họp báo, GS.TS Ngô Quý Châu cho hay, tần suất mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) khoảng 4,4% người trên 40 tuổi và tỷ lệ này có xu hướng ngày một tăng. Nguyên nhân chính gây COPD, ngoài yếu tố do hút Thu*c lá, Thu*c lào, thì ô nhiễm môi trường (do khói bụi từ các phương tiên giao thông, từ khói bếp than, khói đốt rơm rạ) là yếu tố quan trọng. COPD là tình trạng viêm, tổn thương phổi không hồi phục.

Đáng lưu ý, tại họp báo, PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhâp viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn.Theo Viện Nghiên cứu sức khỏe trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình mỗi năm, mỗi trẻ mắc từ 5-7 lần nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Đáng nói, nhiễm khuẩn hô hấp có tỷ lệ mắc và Tu vong ở trẻ em dưới năm tuổi cao nhất trong các bệnh lý ở trẻ em Việt Nam. “Chúng tôi có kết hợp với Đại học Y tế công cộng, Bệnh viện Nhi Trung ương nghiên cứu về tần suất nhập viện của bệnh hô hấp, bệnh tim mạch tại Hà Nội. Kết quả cho thấy, trong những đợt ô nhiễm không khí cao điểm, tần suất nhập viện tăng lên. Như vậy, có mối liên quan giữa bệnh hô hấp với ô nhiễm không khí, với thời tiết giao mùa”, PGS.TS Vũ Văn Giáp cho biết.

Các chuyên gia cho biết, trong các thành phần gây ô nhiễm, không khí bụi mịn và yếu tố quan trọng nhất đối với chất lượng không khí. Do kích thước quá nhỏ bởi chúng ta hít phải nhưng cơ thể không cảm nhận được và không thể đẩy ra ngoài, bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào các phế nang gây tổn thương phổi, xơ phổi; chúng xuyên qua các phế nang, mao mạch xâm nhập vào hệ tuần hoàn chung của cơ thể, gây tổn thương nhiều cơ quan, ảnh hưởng đến tim mạch, gây các phản ứng viêm trong cơ thể. Các chất trung gian do phản ứng viêm gây đột quỵ não, tăng nguy cơ bệnh lý về tim mạch.Với việc ban hành các hướng dẫn điều trị, hiện nay, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong quản lý và điều trị các bệnh về hô hấp. Hiện nay, các kỹ thuật thăm dò chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành hô hấp đã được nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nhanh chóng như nội soi phế quản ống mềm, nội soi lồng ngực, nội soi phế quản ảo, sinh thiết xuyên vách phế quản dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang… góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/khoang-43-cac-truong-hop-tu-vong-do-cac-benh-ly-ho-hap-co-lien-quan-den-o-nhiem-khong-khi-n165756.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết nắng nóng trong mùa hè thực sự là một trở ngại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường… Nếu người bệnh không được theo dõi và kiểm soát bệnh chặt chẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
  • Thời tiết mùa xuân ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, nhiều bệnh xuất hiện, gia tăng, trong đó phải kể đến viêm đường hô hấp ở người cao tuổi (NCT) do sức đề kháng đã giảm sút.
  • Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm, thường có diễn biến âm thầm và có thể để lại những di chứng nặng nề...
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Con tôi 2 tuổi nhưng bé thường xuyên bị ốm vặt như: ho, sổ mũi... khiến tôi rất lo lắng vì mỗi lần cháu ốm, uống Thu*c khỏi được vài hôm lại mắc lại.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Ths.BS Phạm Ngọc Thạch, phó khoa Ngoại Niệu, bBV Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết, trong thời gian gần đây, đơn vị này liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ  bí tiểu vì sỏi thận.
  • Tôi năm nay 68 tuổi, nặng 68 kg, thường xuyên bị nặng ngực và bị tăng huyết áp (15,6). Trước tôi đã khám khoa tim mạch, các BS đều kết luận tôi bị thiếu máu cơ tim có cho toa uống Thu*c nhưng chứng nặng ngực và đau âm ỉ lồng ngực vẫn không giảm. Vậy tôi xin hỏi:
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY