Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chuyên gia: Vẫn nên cách ly 14 ngày với người có hộ chiếu vaccine Covid-19

Theo các chuyên gia y tế, hiện chưa thể kết luận về mức độ kháng thể hay nguy cơ lây nhiễm từ người đã tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19, do đó nên tiếp tục áp dụng cách ly 14 ngày với người nhập cảnh.

Ngày 8/3, Trung Quốc trở thành quốc gia mới nhất phát hành "hộ chiếu vaccine". Hộ chiếu này sẽ hiển thị tình trạng tiêm chủng và kết quả xét nghiệm Covid-19 của người dân. Trước đó, vào đầu tháng 3, Iceland cấp giấy chứng nhận vaccine kỹ thuật số cho những công dân đã tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19. Còn Đan Mạch hồi đầu tháng 2 thông báo sẽ phát hành hộ chiếu kỹ thuật số cho phép công dân chứng minh họ đã được tiêm chủng trong 3-4 tháng tới.

"Hộ chiếu vaccine" là một loại tài liệu kỹ thuật số chứng minh một cá nhân đã được tiêm phòng virus, trong trường hợp này là Covid-19. Được lưu trữ trên điện thoại hoặc ví kỹ thuật số, dữ liệu hiển thị dưới dạng mã QR này cũng có thể cung cấp thông tin liệu một người đã xét nghiệm âm tính với virus hay chưa.

Việt Nam hiện vẫn áp dụng quy định cách ly 14 ngày với người nhập cảnh, kể cả người đã có "hộ chiếu vaccine".

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế, cho biết trước nay, với các bệnh truyền nhiễm, tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống bệnh, được các nước áp dụng việc chứng nhận trong việc đi lại như với dịch tả, dịch hạch, bệnh sốt vàng (chỉ lưu hành ở châu Phi, lây qua muỗi đốt lây cho người ở châu Phi và người khác đến châu Phi)...

Ông cho biết việc áp dụng covid-19 còn phải phụ thuộc vào hiệu quả của vaccine. tuy nhiên, hiện không thể đánh giá thật sự hiệu quả của tất cả các loại vaccine covid-19.

"Các vaccine khác nhau, hiệu lực bảo vệ khác nhau, cũng chưa biết kháng thể bảo vệ tồn tại trong cơ thể bao lâu, người mới tiêm vaccine cũng chưa có miễn dịch bảo vệ ngay", ông Phu nói.

Cùng với đó, khi ncov biến chủng, có thể không còn tác dụng. ngoài ra, cần chú ý đến việc hộ chiếu giả. chính vì vậy, mỗi quốc gia căn cứ vào đánh giá rủi ro, lợi ích... để có thể có hình thức áp dụng phù hợp.

Theo ông, Việt Nam chưa có quy định về hộ chiếu vaccine. Do đó, những người từ nước ngoài về Việt Nam vẫn phải cách ly 14 ngày theo quy định.

Bác sĩ trương hữu khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh, bệnh viện nhi đồng 1, cho biết không có loại vaccine nào giúp đảm bảo một người không còn nguy cơ lây nhiễm. trong khi đó, hiệu quả miễn dịch chỉ xuất hiện khi có rất nhiều người cùng tiêm vaccine và việt nam hiện có rất ít người tiêm vaccine, vì vậy chưa có miễn dịch cộng đồng trong nước. do đó, người có tấm và công dân nước ngoài nhập cảnh vào việt nam vẫn cần theo dõi, cách ly 14 ngày.

Một chuyên gia giấu tên tại bộ y tế chia sẻ đồng quan điểm. ông cho biết thêm các nghiên cứu trên thế giới mới chỉ cho thấy giúp giảm triệu chứng, chưa chỉ ra vaccine có giúp giảm nguy cơ lây nhiễm hay không. ví dụ, vaccine astrazeneca hoặc pfizer được nghiên cứu giảm triệu chứng rõ nhưng chưa có báo cáo bài bản về mức độ giảm nguy cơ lây nhiễm.

"các loại đều đang được sản xuất khẩn cấp, do đó, những người tiêm vaccine vẫn cần được theo dõi sát các nguy cơ", ông nói.

Một người có thẻ tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới và hộ chiếu Pháp. Ảnh: AP.

Một người có thẻ tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới và hộ chiếu Pháp. Ảnh: SOPA Images/Sipa/AP.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng kêu gọi thận trọng với các hộ chiếu y tế, yêu cầu các nhà chức trách và yêu cầu nhà điều hành không coi bằng chứng tiêm chủng là điều kiện để du lịch quốc tế. Theo người phát ngôn của WHO, việc này do hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa sự lây truyền chưa rõ ràng và nguồn cung cấp vaccine toàn cầu còn hạn chế. Bên cạnh đó, sự thành công của hộ chiếu y tế kỹ thuật số phụ thuộc vào hiệu quả của vaccine, hiện vẫn còn quá sớm để khẳng định vaccine có thể ngăn sự lây lan của Covid-19.

Chi Lê - Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/chuyen-gia-nguoi-nhap-canh-co-ho-chieu-vaccine-van-can-cach-ly-14-ngay-4246774.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Bác có thể tặng anh ấy... số điện thoại của cháu được không?
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY