Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm chỉ cách đối phó khi chung cư có người phơi nhiễm với người mắc Covid-19

Bình tĩnh hay tháo chạy? Làm gì khi chung cư bạn sống có người phơi nhiễm với người mắc Covid-19?

Trong trường hợp nơi bạn đang sống có người nghi phơi nhiễm với người mắc Covid-19, bạn đã biết mình cần làm những gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân hay chưa? Thông tin mới đây từ ông Lê Trung Kiên - Chuyên gia về nhiễm, được đăng tải trên trang Lá chắn Virus Corona sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Trưa nay, tôi phải hối hả chạy về họp cùng chính quyền và ban quản lý chung cư để bàn các kế hoạch, phương án. Dù quyết liệt, nhưng phải cảm ơn vì ban quản lý chung cư và cư dân hết sức tuân thủ, ủng hộ.

Nhân đây xin chia sẻ với các anh, chị đang ở chung cư khác. Chúng ta phải làm gì khi chung cư, tòa nhà chúng ta đang ở có người nghi phơi nhiễm với người mắc Covid-19.

Bình tĩnh, đừng bỏ chạy

Các bạn ạ, nếu chẳng may bạn rơi vào tình huống như chúng tôi, việc đầu tiên chúng ta phải làm là: "Bình tĩnh, đừng bỏ chạy".

Nếu bạn vội vã bỏ chạy, vội vã di chuyển tới nơi khác chưa có các ca phơi nhiễm, thì biết đâu bạn đem nguy cơ đi xa hơn, vượt tầm kiểm soát và chính bạn đã làm lây lan nó cho người thân yêu, cho họ hàng quê quán của mình.

Việc bạn nên làm tốt nhất lúc này là "ở yên đó", thực hiện đúng các hướng dẫn của ban quản lý chung cư, của cơ quan y tế, bạn sẽ an toàn.

Đây là những gì chúng tôi đã làm tại chung cư nơi tôi sống, một vài kinh nghiệm thực tế đã được thực hiện. Nếu nơi bạn sống cũng có người phơi nhiễm với người nhiễm Covid-19, hi vọng nó sẽ hữu ích.

Làm gì khi chung cư có người phơi nhiễm với người mắc Covid-19?

Về phía chung cư, ngay khi phát hiện có người phơi nhiễm sống tại tòa nhà, cần phải thành lập ngay "Ban Chỉ đạo Chung cư", phân công rõ ràng ai chịu trách nhiệm, ai thực hiện, quy trách nhiệm rõ ràng, phải giám sát việc thực hiện với tinh thần: "Chống dịch như chống giặc".

Ban chỉ đạo Chung cư cần phối hợp, hợp tác với phường, cơ quan y tế và các đơn vị chức năng lên các phương án, tình huống, các biện pháp cách ly, xe cứu thương vào, xe phun phòng dịch vào, cách ly tầng, cách ly chung cư, danh sách từng hộ, danh sách đội nhân viên tòa nhà thật chi tiết. Thậm chí phân luồng thang máy, kiểm soát hầm xe, lối thoát hiểm đều cần được đưa ra phương án.

Điều tra dịch tễ tại nơi bạn sống, xác định xem những người phơi nhiễm ở nhóm F mấy là vô cùng quan trọng. Do vậy, bạn hãy thành thật, bạn tiếp xúc với ai, tiếp xúc thời gian nào, tiếp xúc với người phơi nhiễm hay người nhà của người phơi nhiễm... Hãy thông tin thật cụ thể, chi tiết, đừng để cán bộ Y tế cơ sở phải hỏi xin tư vấn. Việc này sẽ giúp khoanh vùng sớm, bảo vệ bạn an toàn.

Khi phát hiện có người phơi nhiễm chính quyền và y tế sẽ lấy mẫu xét nghiệm ngay, khử khuẩn căn hộ. Ban quản lý chung cư cũng phải khử khuẩn tất cả các vị trí, nơi tiếp xúc sảnh, thang máy, các tay nắm cửa, các khu vực có tiếp xúc, di chuyển của người nghi nhiễm. Hạn chế tối đa việc ra vào tòa nhà.

Thực tế có thể thấy việc ra quyết định cách ly một số địa phương rất hành chính. Cần phải gây sức ép mới quyết liệt. Xin hãy đẩy nhanh việc này, kẻo người được cách ly đã đi đâu đó.

Yêu cầu phát loa, chia sẻ thông tin, động viên và ủng hộ những người cách ly, hỗ trợ yêu cầu sinh hoạt tối thiểu để người cách ly không đi ra khỏi căn hộ. Rác thải của căn hộ cách ly được coi là rác thải y tế, phải kiểm soát, khử khuẩn đúng quy trình.

Kiểm soát camera, người ra vào, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đo nhiệt độ. Ai không chấp hành mời ra, phân công trực 24/24, giám sát an ninh, vệ sinh tòa nhà liên tục.

Nguồn: Lá chắn Virus corona

Theo Báo dân sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/chuyen-gia-ve-benh-truyen-nhiem-chi-cach-doi-pho-khi-chung-cu-co-nguoi-phoi-nhiem-voi-nguoi-mac-covid-19-20200311121920892.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
  • Máu, tinh dịch, dịch tiết *m đ*o, dịch nôn mửa, sữa mẹ hoặc mủ từ người bị nhiễm HIV có thể gây nhiễm. Bài viết này nói về những nguy cơ nhiễm HIV ở nhân viên y tế và những khuyến cáo giúp phòng tránh.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY