Tình yêu và giới tính hôm nay

Chuyện tế nhị lúc mang thai

Tôi có thai lần đầu, chưa hiểu biết việc khám thai định kỳ. Vậy xin hỏi, lịch khám thai định kỳ như thế nào?

(Tống Ngọc M. - Lâm Đồng)

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội không ngừng, vai trò của người phụ nữ cống hiến cho xã hội là vô cùng to lớn, bên cạnh những cống hiến đó người phụ nữ còn một thiên chức làm mẹ hết sức thiêng liêng để nhằm duy trì giống nòi, đem lại cho cả một thế hệ phát triển về trí lực và thể lực, quyết định sự phát triển của xã hội sau này.

Với ý nghĩa quan trọng đó nên 9 tháng 10 ngày mang trong mình mầm sống, việc trang bị cho mình những kiến thức để chăm sóc thai nhi trong bụng là điều hết sức quan trọng để mở đầu cho những bước tiếp theo khi bé chào đời. Cho nên khi mang thai hoặc chuẩn bị làm mẹ cần trang bị cho mình những kiến cơ bản để tự chăm sóc cho mình cũng như thai nhi.

Về khám thai định kỳ, mỗi tháng bạn nên sắp xếp thời gian khám một lần tại phòng khám sản, kiểm tra huyết áp, đặc biệt cần theo dõi có tình trạng phù ở chân, tình trạng tăng trưởng của thai nhi, từ tháng thứ 5 cần chích ngừa 2 mũi vắcxin, cách nhau 1 tháng để phòng uốn ván rốn sau khi sinh; cần siêu âm kiểm tra thai nhi ở 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ, qua đó có thể theo dõi được tình trạng thai nhi. Bạn cần phải biết theo dõi chiều cao của dạ con phát triển có phù hợp với tuổi thai, thai có chiều cao dạ con đo từ xương mu đến rốn có chiều cao 28cm tức là thai ở vào khỏang tháng thứ 8 của thai kỳ hay chiều cao dạ con gần ngày sinh là 30cm, nếu chỉ đo được khoảng 26 - 27cm hoặc nhỏ hơn, phải nghỉ đến thai bị suy dinh dưỡng. Để khắc phục tình trạng suy dưỡng bào thai về phía mẹ cần được ăn no, đủ chất, bổ sung lượng sắt để chống thiếu máu; ngoài chế độ dinh dưỡng người mẹ cần có chế chế độ lao động nghỉ ngơi hợp lý, tránh mọi lo âu phiền muộn, không uống rượu bia, hút Thu*c lá lúc mang thai.

Về sinh hoạt T*nh d*c trong thai kỳ, nói chung thường không ảnh hưởng gì đến thai nhi, tuy nhiên do tâm lý sợ làm tổn thương đến em bé nên thường sẽ không thấy thoải mái, để không ảnh hưởng đến thai nhi, sinh hoạt T*nh d*c trong thai kỳ cũng cần có những tư thế và kiểu cách riêng, nếu thai đã lớn thường sinh hoạt ở tư thế nằm nghiêng, ái ân nhẹ nhàng, âu yếm vuốt ve đến khi cả 2 đều thỏa mãn.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/chuyen-te-nhi-luc-mang-thai-n154133.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY