Nhịp cầu nhân ái hôm nay

Có cầu Dân trí vững chãi, phụ huynh học sinh khỏi lo con em mình đuối nước

(MangYTe) - Khi tiếng trống tan trường vang lên, hàng chục em học sinh nhà ở ấp Gạch Cốc tung tăng trên cây cầu MangYTe bắc qua Kinh Xáng đi về. Ngót 10 năm nay rồi, từ ngày có cây cầu MangYTe, thầy cô giáo cùng cha mẹ học sinh trường tiểu học Tây Yên khỏi lo con em mình đuối nước.

Phụ huynh lo sợ con em té xuống kênh không dám cho con đi học

Cách đây đúng tròn 10 năm, nếu không xảy ra vụ T*i n*n thương tâm đối với cô bé học trò lớp 3 thì có thể năm nay em đã là sinh viên đại học năm thứ nhất. Nhưng trong cuộc sống, khi chúng ta nói đến từ "nếu" thì sự việc đã trở nên quá muộn.

Ngày 22/11/2009, đó là cái ngày định mệnh cách đây đã tròn 10 năm mà các thầy cô giáo trường tiểu học Tây Yên 2 (Kiên Giang) khó thể nguôi ngoai trước sự ra đi đột ngột của em Trần Thị Bé Ngoan, học sinh lớp 3.

Hôm ấy, Bé Ngoan đi qua cây cầu khỉ ở ấp Gạch Cốc thì bị té sông đuối nước thương tâm, đến đêm gia đình mới tìm thấy thi thể của em trôi dưới kênh ở địa điểm gần cây cầu khỉ.

Có lẽ, Ngoan đã không may mắn như các bạn học sinh khác khi ngã xuống sông thì được thầy cô, người nhà và những người dân ở đây phát hiện cấp cứu kịp thời.

Sau sự việc đau lòng xảy ra với em, khiến hàng chục em học sinh khác không dám đi học vì các phụ huynh sợ các em đi học qua cầu khỉ bị té sông. Cũng kể từ đó, những ngày mưa phụ huynh và giáo viên phải thường xuyên túc trực hai đầu cầu để giúp đỡ các em qua sông an toàn.

Trước sự kiện đau lòng đó, hơn 1 tháng sau (ngày 15/01/2010), Nhà báo Phạm Huy Hoàn, Tổng biên tập báo Dân trí, tổ chức Shinnyo-En (Nhật Bản) cùng chính quyền địa phương đã chung tay tổ chức Lễ khởi công xây cầu Dân trí bắc qua Kinh Xáng nối liền đôi bờ ấp Kinh Xáng và ấp Gạch Cốc để dành tặng các em học đến trường và bà con nhân dân nơi đây sau bao năm bị “ngăn sông cách chợ” vì chiếc cầu khỉ chênh vênh.

Người bạn xứ sở mặt trời mọc chung tay cùng báo Dân trí xây cầu cho các em học sinh đi học

Nhớ lại buổi lễ khởi công cầu Dân trí đầu tiên tại miền Tây sông nước mà lòng chúng tôi đến giờ vẫn không quên cảm giác sướng lâng lâng khi chứng kiến dọc 2 bờ sông cờ, phướn rợp trời người dân và các em học sinh tập trung về đây như một ngày hội.

Các em cho biết, khi nghe thầy giáo nói hôm nay các chú, các bác ở báo Dân trí xuống khởi công xây cầu cho các em đi học thì ai nấy cũng đều háo hức. Em Trần Bảo Tính (học sinh lớp 2) khoe với chúng tôi : “Vừa rồi mẹ em mua cho em cái áo phao mới để đi học, nhưng giờ chuẩn bị có cầu rồi, em sẽ không cần mặc áo phao nữa, em vui lắm!”.

Nhiều người dân có mặt ở lễ khởi công cũng không giấu được niềm vui của mình, bà Phan Thị Hằng (ấp Kinh Xáng) nói: “Thật sự chúng tôi không nghĩ đến là có một tổ chức nào đó về đây xây cầu cho đến chiều nay thấy xã treo cờ, băng rôn thì mới hay. Chúng tôi vui lắm vì có cầu rồi sẽ đi lại dễ dàng hơn”.

Sau ngót 10 năm cây cầu Dân trí được xây dựng và đi vào hoạt động, những ngày tháng 11, phóng viên Dân trí có dịp trở lại trường tiểu học Tây Yên 1 (xã Tây Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) cũng là lúc thầy trò ngôi trường xứ biển đang tất bật chuẩn bị các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Khi tiếng trống tan trường vang lên, hàng chục em học sinh có nhà bên ấp Gạch Cốc tung tăng trên cây cầu Dân trí bắc qua Kinh Xáng về nhà.

Nhìn các em học sinh qua sông an toàn, thầy cô trường tiểu học Tây Yên ai nấy đều vui mừng. Nhiều thầy cô cho biết, các phụ huynh và giáo viên của trường luôn nhớ ơn báo Dân trí cùng tổ chức Shinnyo-En (Nhật Bản) đã không ngại đến vùng đất xa xôi bắc cho địa phương một cây cầu vững chắc đến ngày hôm nay.

Sau gần một thập kỷ đưa vào sử dụng, đến nay cầu Dân trí vẫn còn sử dụng tốt, hàng ngày vẫn “cõng” hàng trăm lượt học sinh và người dân qua sông an toàn.

Ông Trương Văn Công - ấp Kinh Xáng, nhớ lại cái ngày chưa có cầu Dân trí bắc qua con kênh mà vẫn còn cảm thấy "lạnh sống lưng", ông bảo: “Nhà tôi ngay đầu cầu nên rất lo lắng khi hàng ngày chứng kiến các cháu nhỏ đu mình trên chiếc cầu gỗ nhỏ qua sông học chữ. Bà con nhiều lần kiến nghị với địa phương xây cầu bê tông nhưng do không có kinh phí nên bà con chỉ biết bấm bụng chờ đợi.

Bất ngờ đến tháng 1/2010, báo Dân trí làm lễ khởi công xây cầu, khi đó, bà con hai ấp Kinh Xáng và Gạch Cốc vui mừng không sao tả nổi, nhất là khi cây cầu hoàn thành và đưa vào sử dụng sau hơn 4 tháng thi công”.

Em Lâm Sĩ Đạt – lớp 2 đang học tại trường tiểu học Tây Yên 1, cho biết: “Cháu nghe cha mẹ kể lại, trước đây tại vị trí cầu Dân trí chỉ là cây cầu gỗ mục, nhiều bạn học sinh té xuống sông và có bạn đã Tu vong…Cháu nghe cũng sợ lắm! Nhưng hiện nay, ngày nào cháu và nhóm bạn cũng đi qua cây cầu Dân trí an toàn đến trường. Cha mẹ cháu đã yên tâm đi làm, không còn lo sợ gì nữa”.

Ông Trịnh Văn Phong – Phó Chủ tịch UBND xã Tây Yên cho biết, hàng năm UBND xã đều có những đợt kiểm tra những công trình giao thông trên địa bàn xã, trong đó có cây cầu rất ý nghĩa đối với người dân là cầu Dân trí. Theo ông Phong và nhiều người dân, hiện tại cầu Dân trí vẫn còn đảm bảo an toàn cho người và xe mô tô trong vài năm tới.

Đi trên cầu Dân trí, nắng đổ xuống mặt sông Kinh Xáng, lấp lánh ánh bạc. Mặt sông có lúc êm đềm trong veo… Bỗng dưng trong lòng chúng tôi trào dâng một nỗi niềm khó tả và nhớ đến "Cây cầu mơ ước" của Nhà báo, Nhà thơ Phan Huy khi viết về cái ch*t thương tâm của em Trần Thị Bé Ngoan:

Muốn vui thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ đành liều qua sông

Tuổi thơ nào biết sâu nông

Chênh vênh cầu ván đi không trở về… (trích trong bài thơ “Cây cầu mơ ước”)

Với mong muốn không còn những T*i n*n đuối nước thương tâm nào xảy ra với các em học sinh nên cây cầu Dân trí ở Kiên Giang đã được xây dựng. Những năm tiếp theo, báo Dân trí cùng các tổ chức xã hội đã bắc thêm 15 cây cầu ở những vùng xa xôi của đất nước hình chữ “S”, trong đó tại vùng sông nước miền Tây đã có 8 cây cầu được xây dựng.

Và khi phóng viên đang viết bài này, báo Dân trí cùng nhà tài trợ đã khảo sát và kêu gọi các nhà tài trợ bắc thêm cây cầu Dân trí thứ 9, thứ 10 tại đất mũi Cà Mau và tỉnh Vĩnh Long.

Những hình ảnh về cầu Dân trí sau gần một thập kỷ đưa vào sử dụng:

Nguyễn Hành

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai/co-cau-dan-tri-vung-chai-phu-huynh-hoc-sinh-khoi-lo-con-em-minh-duoi-nuoc-20191115091543284.htm)
Từ khóa: cầu dân trí

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY