Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cô gái tử vong sau 4 ngày tự điều trị sốt xuất huyết

Đồng Nai-Do không biết bị sốt xuất huyết, cô gái 25 tuổi tự mua thuốc uống, 4 ngày sau bệnh trở nặng, nhập viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Ngày 8/8, sở y tế đồng nai thông tin về trường hợp thứ 15 tử vong do sốt xuất huyết. theo đó, bệnh nhân ở xã bắc sơn, huyện trảng bom, phát sốt ngày 2/8, tưởng cảm cúm bình thường nên cô tự mua thuốc uống. ba ngày sau, triệu chứng sốt giảm nhưng người bệnh bị đau lưng, mệt nhiều, khó thở, tím tái, người nhà đưa đến viện cấp cứu.

Khi nhập bệnh viện đa khoa thống nhất, bệnh nhân trong tình trạng ngưng tim, sốt xuất huyết ngày thứ 4, choáng nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim. sau khi được cấp cứu, bệnh nhân đã có mạch, tim phổi hoạt động trở lại nhưng huyết áp vẫn không đo được. đến tối cùng ngày, tình trạng người bệnh xấu hơn và tử vong.

Theo các bác sĩ, sốt xuất huyết thường diễn tiến qua ba giai đoạn, trung bình 7 ngày, trong đó giai đoạn hết sốt (ngày 3-6) là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh. ở giai đoạn này, triệu chứng sốt giảm hẳn, phần lớn người bệnh thấy dễ chịu hơn, giảm đau nhức. tuy nhiên, bệnh nhân mệt mỏi hơn, tay chân nổi ban, đau vùng bụng bên phải, buồn nôn, nặng hơn là chảy máu răng, máu cam, nôn ra máu, đi cầu ra máu, tay chân lạnh... thì đây là triệu chứng vào sốc. nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, người bệnh có nguy cơ tử vong.

Để tránh bệnh biến chứng nặng, các bác sĩ khuyến cáo trường hợp sốt 2-3 ngày trở lên nên nghĩ ngay đến sốt xuất huyết và đến cơ sở y tế để khám. trẻ sốt trên 38,5 độ c (điều trị ngoại trú), dùng paracetamol 10-15mg/kg/lần, 3-4 lần/ngày, lau mát bằng nước ấm khi sốt cao. ngoài ra, người bệnh uống nhiều nước, thức ăn lỏng dễ tiêu và tránh thức ăn màu đỏ, đen nâu (để tránh nhầm lẫn với xuất huyết).

Khi được chẩn đoán sốt xuất huyết, người bệnh phải tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ là mỗi 12 giờ hoặc hằng ngày. Lưu ý, bệnh nhân hết sốt càng phải theo dõi dấu hiệu bệnh sát sao hơn. Người nhà cần nắm những dấu hiệu cảnh báo của bệnh, gồm hết sốt vẫn lừ đừ, mệt mỏi, tay chân lạnh, da nổi bông, tiểu ít, đau bụng, nôn ói nhiều, chảy máu răng, rong kinh ở phụ nữ, đi tiêu phân đen... để đưa người bệnh nhập viện ngay.

Hiện bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hay vaccine phòng ngừa. bác sĩ lưu ý người dân chủ động phòng chống dịch, bằng cách diệt muỗi vằn và loăng quăng - đường lây truyền bệnh. bên cạnh đó, người dân cần tránh bị muỗi đốt, như ngủ trong mùng kể cả ban ngày, sử dụng kem đuổi muỗi.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh ghi nhận hơn 16.400 ca sốt xuất huyết, 15 ca tử vong. Trong đó, có những trường hợp là người trẻ tuổi, sức khỏe tốt và không có bệnh nền.

Phước Tuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/co-gai-tu-vong-sau-4-ngay-tu-dieu-tri-sot-xuat-huyet-4496966.html)

Tin cùng nội dung

  • Cúm A/H1N1 sau gần 5 tháng diễn tiến với hơn 252 ca nhiễm cúm, tính đến nay đã tạm lắng, thay vào đó dịch sốt xuất huyết bắt đầu vào mùa.
  • (Mangyte) - Sau vài cơn mưa trái mùa vừa qua và tình hình SXH đang giảm nhiều, phụ huynh chủ quan khiến dịch tăng trở lại.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Thống kê từ Bộ Y tế ngày 1/4 cho biết, trong tháng 3/2015, cả nước đã ghi nhận hơn 1.575 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 3 ca Tu vong.
  • Để phòng ngừa sốt xuất huyết, khuyến cáo của y tế dự phòng là “không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Trong 2 tháng đầu năm 2015, bệnh sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY