Các nhà khoa học đức vừa báo cáo chi tiết về trường hợp một thanh niên 19 tuổi người đức bị nhiễm covid-19 không có triệu chứng đã phải nhập viện với triệu chứng của bệnh đtđ phụ thuộc insulin.
5 đến 7 tuần trước khi bệnh đtđ của bệnh nhân này phát triển, cha mẹ của chàng trai trẻ đã có các triệu chứng của covid-19 sau một chuyến đi trượt tuyết ở áo. sau đó, cả gia đình bệnh nhân đã được kiểm tra và kết quả là đều bị nhiễm sars-cov-2. tuy nhiên, bệnh nhân chưa có triệu chứng nhiễm trùng.
Khi nhập viện, chàng trai 19 tuổi đã kiệt sức, sút hơn 26kg trong vài tuần, đi tiểu thường xuyên và đau hạ sườn trái. Mức đường huyết hơn 550mg/dL - mức bình thường là dưới 140mg/dL trong một xét nghiệm máu ngẫu nhiên.
Các bác sĩ nghi ngờ anh bị ĐTĐ type 1. Bệnh nhân đã xét nghiệm dương tính với một biến thể di truyền hiếm gặp liên quan đến bệnh ĐTĐ type 1, nhưng không phải là biến thể di truyền thường có ở type 1. Bệnh nhân này cũng không có kháng thể mà những người mắc bệnh ĐTĐ type1 thường có khi chẩn đoán.
Cảnh giác với triệu chứng của đái tháo đường sau khi nhiễm COVID-19.
Điều này khiến các chuyên gia hoang mang. đây là bệnh đtđ type 1 hay type 2 hoặc một số type đtđ mới? nếu không phải là bệnh đtđ type 1, bệnh đtđ khởi phát đột ngột này có thể tự khỏi không? họ băn khoăn rằng việc nhiễm covid-19 có phải đã gây ra bệnh đtđ ở bệnh nhân này hay không. đây có thể là một tình trạng tồn tại chưa được chẩn đoán.
Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu, dẫn đầu bởi ts. matthias laudes, thuộc trung tâm y tế đại học schleswig - holstein ở kiel, đức, tin rằng, việc nhiễm covid-19 có thể dẫn đến chẩn đoán bệnh đtđ mới và đột ngột này.
Tế bào beta trong tuyến tụy chứa một số lượng đáng kể được gọi là thụ thể ace2. các thụ thể này là nơi protein đột biến do covid-19 gắn vào tế bào. tế bào beta sản xuất insulin, một loại hormon giúp chuyển đường từ thực phẩm vào tế bào của cơ thể để làm năng lượng. các tác giả đưa ra giả thuyết rằng, nhiễm covid-19 ảnh hưởng đến các thụ thể ace2, cũng có thể làm hỏng các tế bào beta trong tuyến tụy.
Quá trình này tương tự như những gì xảy ra ở bệnh đtđ type 1. hệ thống miễn dịch kích hoạt nhầm các tế bào khỏe mạnh (tấn công tự miễn dịch) sau khi nhiễm virus và làm tổn thương hoặc phá hủy các tế bào beta, có thể gây bệnh đtđ type 1. người bị đtđ type 1 có ít hoặc không có insulin. bệnh đtđ type 1 cổ điển cần phải tiêm insulin suốt đời hoặc cung cấp insulin qua máy bơm insulin. theo ts. caroline messer, một nhà nội tiết học tại bệnh viện lenox hill ở thành phố new york, việc cho rằng các tế bào beta có thể bị phá hủy trong nhiễm covid-19 là có lý. điều này có thể giải thích cho sự gia tăng của bệnh đtđ type 1 âm tính với kháng thể. điều quan trọng là phải nhận thức được khả năng mắc bệnh đtđ phụ thuộc insulin khoảng 4 tuần sau khi nhiễm covid-19 mặc dù có kháng thể đtđ type 1 âm tính.
Sanjoy Dutta, Phó Chủ tịch nghiên cứu của JDRF (trước đây là Quỹ nghiên cứu bệnh ĐTĐ vị thành niên), cho biết: Tôi không nghĩ đây là bệnh ĐTĐ type 1 hay type 2. Tôi nghĩ nó nên được gọi là bệnh ĐTĐ khởi phát mới hay bệnh ĐTĐ phụ thuộc insulin khởi phát đột ngột. Những người bị bệnh ĐTĐ khởi phát đột ngột dường như cũng có khả năng kháng insulin đáng kể và cần tiêm insulin liều rất cao. Tình trạng kháng insulin phổ biến hơn ở bệnh ĐTĐ type 2. Đã có các trường hợp bệnh ĐTĐ đảo ngược - không cần insulin nữa, điều này không xảy ra với bệnh ĐTĐ type 1.
Các nhà khoa học cho hay, còn quá sớm để điều này được coi là bệnh đtđ type 1, cần có những nghiên cứu sâu hơn để đi đến kết luận chính thức. tuy nhiên, bất kỳ cơ chế nào cũng có thể xảy ra và cần cảnh giác với các triệu chứng của bệnh đtđ sau khi nhiễm covid-19: mệt mỏi, khô miệng, cực kỳ khát nước, đi tiểu thường xuyên và giảm cân không rõ nguyên nhân...
((Theo webmd.com, 9/2020))
Chủ đề liên quan:
Covid 19 COVID_19 đái tháo đường gia tăng nhiễm Covid 19 tháo đường triệu chứng triệu chứng đái tháo đường