Tình yêu và giới tính hôm nay

Coi chừng Herpes Sinh d*c dễ lây truyền

Bệnh Herpes Sinh d*c hay còn gọi là mụn rộp Sinh d*c, là một bệnh có tính chất lây truyền mạnh qua đường T*nh d*c, do virut Herpes Simplex Virus (HSV) gây ra.

Bệnh Herpes Sinh d*c rất dễ lây lan cho người khác, người mắc bệnh chính là nguồn truyền nhiễm chính. Quan hệ T*nh d*c không an toàn (tính cả quan hệ qua đường *m đ*o, hậu môn và miệng) là con đường lây nhiễm chủ yếu. Virut HSV có trong dịch nhầy, mủ, máu của người bệnh nên có thể lây truyền qua tiếp xúc da - da với vết thương của người bệnh. Virut HSV cũng lan truyền do dùng chung kim tiêm hoặc nhận truyền máu từ người bệnh. Bệnh Herpes Sinh d*c có thể lây truyền từ mẹ sang con. Ngoài ra, virut HSV có thể lây lan qua nước tắm hồ bơi, dùng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh…

Các triệu chứng của bệnh Herpes Sinh d*c dễ nhận biết là: ngứa ngáy, bỏng rát, khó chịu tại một số vùng da, niêm mạc cơ quan Sinh d*c. Sau đó tại đây nổi lên các mụn chứa đầy nước, nhân mụn có mủ trắng, da quanh nốt mụn bị tấy đỏ. Các nốt mụn rộp này có thể tồn tại trong khoảng 1 - 2 tuần, sau đó bắt đầu đóng vảy cứng và dần biến mất mà không cần điều trị. Thực chất lúc này virut HSV mới chỉ tạm “lui” ở ẩn trong một thời gian, sau đó khoảng vài tháng, tình trạng bệnh lại tái diễn. Bệnh tái phát nhiều lần khiến người bệnh dễ chán nản, bi quan, bỏ điều trị.

Khi bệnh tái phát, người bệnh có hiện tượng bị sốt, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, chân tay đau nhức, nổi hạch bạch huyết, đau cơ, kém ăn uống. Hiếm gặp hơn là một số nam giới mắc bệnh mụn rộp Sinh d*c có thể xuất hiện thêm triệu chứng chảy dịch mủ từ lỗ sáo, đối với nữ giới là hiện tượng dịch tiết *m đ*o ra nhiều hơn, có mùi hôi.

Các vết loét do bệnh Herpes Sinh d*c khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, quan hệ T*nh d*c sẽ đau rát, giảm khoái cảm, đi tiểu buốt, tiểu rắt nhiều lần trong ngày, nặng hơn có thể đi tiểu ra máu hoặc dịch mủ. Bệnh Herpes Sinh d*c còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh xã hội như HIV, sùi mào gà và các bệnh ngoài da khác. Phụ nữ mang thai mắc Herpes Sinh d*c bị sẩy thai, sinh non, lây truyền sang con.

Để ngừa bệnh Herpes Sinh d*c, cần thực hiện các biện pháp như: Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Quan hệ T*nh d*c chung thủy với một bạn tình. Sử dụng bao cao su thường xuyên. Nếu quan hệ T*nh d*c qua đường miệng, phải dùng tấm lưới bảo vệ miệng. Vệ sinh cá nhân trước và sau khi quan hệ T*nh d*c sạch sẽ. Không dùng kim tiêm hay các vật dụng có chứa máu, dịch nhầy, mủ của người nghi nhiễm bệnh. Nếu nghi ngờ mình và bạn tình có các biểu hiện của bệnh Herpes Sinh d*c, hãy đi khám để có hướng điều trị phù hợp nhất.

CHÂU THANH TÚ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/coi-chung-herpes-sinh-duc-de-lay-truyen-n148052.html)
Từ khóa: Coi chừng

Tin cùng nội dung

  • Em năm nay 23 tuổi. Em đã có quan hệ với bạn gái em cách đây khoảng 3 năm. Tuy nhiên, mới đây, em đã bị nổi mẩn ở bộ phận Sinh d*c.
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Herpes là tên của một nhóm virus gây ra các mụn nước (mụn rộp) đau và loét. Herpes được chia thành nhiều loại là Herpes Simplex (HSV) trong đó HSV týp 1 gây bệnh ở da, niêm mạc vùng trên của cơ thể như quanh miệng, mắt và HSV týp 2 gây bệnh vùng bộ phận Sinh d*c
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY