Kinh tế xã hội hôm nay

Cồn 70% rửa tay phòng dịch virus Corona có an toàn với trẻ em không?

Thời điểm đại dịch corona đang diễn biến phức tạp, việc sử dụng dung dịch rửa tay hay cồn 70% rửa tay là biện pháp đơn giản, hiệu quả để phòng ngừa dịch bệnh. Vậy nhưng việc sử dụng cồn 70% có gây ảnh hưởng đến trẻ em hay không? Đây đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Trước tình trạng khẩn cấp của đại dịch corona, nhiều người dân đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống đại dịch như đeo khẩu trang. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng một số loại dung dịch nước rửa tay và cồn rửa tay cũng tăng mạnh. Vậy nhưng sử dụng loại dung dịch sát khuẩn tay nào, sử dụng ra sao thì hợp lý? Việc sử dụng cồn để sát khuẩn tay cho trẻ em có an toàn không?

Việc sử dụng cồn để rửa tay là cần thiết trước đại dịch corona.

Để làm rõ những thắc mắc trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ Nha khoa Phí Văn Công - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội.

Theo Bác sĩ Công cho biết, đa số các loại nước rửa tay nhanh trên thị trường hiện nay đều là cồn có nồng độ từ 70% - 75%. Đối với người lớn, việc sử dụng các loại cồn này để sát khuẩn tay nhanh khi cần đều được. Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 2 tháng tuổi thì không nên sử dụng loại cồn rửa tay có chứa Chlorhexidine.

"Các chai sát khuẩn tay nhanh trên thị trường, thành phần chính chủ yếu là cồn 70% - 75%. Ngoài ra, các chai sát khuẩn này còn có thể được hoà thêm Chlorhexidine, chất dưỡng da và chất tạo mùi", bác sĩ Công cho biết.

Theo Bác sĩ Công, các loại dung dịch cồn từ 60% đến 90% đều có thể dùng để sát khuẩn. Tuy nhiên, nồng độ cồn sát khuẩn tốt nhất là 70%. "Tỉ lệ 7:3 này được nghiên cứu để tối ưu cho việc sát khuẩn khi lượng nước này đủ để giữ cồn ở lại da lâu để sát khuẩn. Cồn 90% có tỷ lệ nước thấp, bay hơi nhanh. Tuy có nồng độ cồn cao nhưng việc sát khuẩn không tốt bằng cồn 70% và dễ gây kích ứng da, nóng rát", bác sĩ Công nhận định.

Trong trường hợp chỉ có cồn 90%, mọi người nên pha thành cồn 70% bằng cách hoà thêm nước vào dung dịch cồn. Cụ thể, cồn 70% có 70ml cồn nguyên chất (thường là ethanol) trong tổng số 100ml dung dịch (tức là 70ml cồn + 30ml nước). Tương tự, cồn 90% có 90ml cồn nguyên chất (thường là ethanol) trong 100ml dung dịch (tức là 90ml cồn + 10ml nước).

Trả lời câu hỏi sử dụng cồn 70% có an toàn không? Bác sĩ Công cho biết, việc sử dụng cồn 70% để sát khuẩn đối với cả người lớn và trẻ em đều an toàn. Tuy nhiên tuyệt đối không được uống.

"Đa số mọi người sử dụng cồn để sát khuẩn là do không có thời gian rửa tay, khi đã sát khuẩn nhanh bằng cồn 70% thì không cần rửa lại với nước vì cồn 70% là cồn và nước trong khi đó cồn bay hơi nhanh. Nếu có thời gian rửa tay bằng nước với xà phòng thường thì không cần sát khuẩn lại bằng cồn", bác sĩ Công cho biết.

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/con-70-rua-tay-phong-dich-virus-corona-co-an-toan-voi-tre-em-khong-2020020114243396.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY