Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Con trai ăn gì nôn nấy, mẹ đưa đi khám thì choáng váng khi biết có thứ đồ chơi trẻ em này nằm trong ruột con

Mặc dù trên bao bì món đồ chơi trẻ em này nói rằng nó không độc hại, nhưng thật ra, chúng lại gây nguy hiểm cho trẻ em nếu nuốt phải.

Hạt tinh thể hay còn gọi là hạt nước, hạt nở thường được dùng để trồng cây, hoặc sử dụng làm đồ chơi cho trẻ em, vì chúng trông hấp dẫn bởi màu sắc sặc sỡ, cùng với cảm giác mềm mại trong tay nên rất thu hút sự chú ý của trẻ. Đồng thời, trên bao bì của hạt nước, các nhà sản xuất ghi rằng chúng an toàn không độc hại. Đó chính là lý do tại sao bà mẹ Janet Macdonald, sống tại Nashville, Tennessee (Mỹ) không mấy quan tâm khi Everett (9 tháng tuổi) chơi những hạt nở, cho đến khi cậu bé gặp nguy hiểm sau khi vô tình nuốt phải chúng.

Chị Janet kể: "Hôm 12/12, cậu bé 9 tháng tuổi ngọt ngào của tôi đã ăn hạt nở, đó là những hạt polyme nhiều màu sắc phồng lên trong nước. Mặc dù trên bao bì nói rằng những hạt nước này không độc hại, nhưng thật ra, chúng lại gây nguy hiểm cho nếu nuốt phải. Những hạt nước không được cơ thể tiêu hóa, thay vào đó, chúng phồng to lên để chặn giữa lối đi của thức ăn. Mối nguy hiểm này không được ghi rõ trên vỏ hộp.

Các hạt nở phình to trong ruột Everett ngăn không cho thức ăn vào trong dạ dày, còn có một hạt nằm ngay van môn vị của cậu bé.

Đêm hôm đó, con trai tôi đã khóc suốt 3 giờ đồng hồ, khó thở trong khi ngủ. Chúng tôi đã phải gọi điện thoại cho bác sĩ quen của gia đình. Cô ấy bảo có thể Everett bị hóc nhưng đã đẩy được dị vật ra ngoài, thằng bé sẽ ổn. Tuy nhiên, hãy gọi lại cho cô ấy nếu tình trạng của Everett vẫn không được cải thiện".

Sáng hôm sau, tình trạng của bé trai ngày càng tồi tệ. Cậu bé ăn gì cũng nôn ra hết, vợ chồng chị Janet vội vàng đưa con đến phòng khám quen. Tại đây, nữ bác sĩ nhận ra bệnh tình của đứa trẻ nghiêm trọng hơn cô ấy tưởng. Cô ấy đã hỏi han về sinh hoạt trong ngày hôm trước của Everett. Cuối cùng, chị Janet "ngã ngửa" khi hay tin con mình nuốt phải hạt nở. Nữ bác sĩ đã khuyên chị nên đưa con đến bệnh viện ngay.

"Chúng tôi nhanh chóng chuyển con đến bệnh viện. Các bác sĩ cho Everett đi chụp x-quang, siêu âm, truyền dịch, và làm nhiều thủ thuật khác, nhưng cậu bé chỉ nôn được một ít mảnh của hạt nở. Cuối cùng, các bác sĩ đã phải mở một cuộc hội chẩn gồm 5 bác sĩ phẫu thuật với 2 bác sĩ gây mê.

9 giờ sáng ngày hôm sau, họ bế đứa bé đáng thương của tôi đi phẫu thuật. Đó là một trong những cảm xúc tồi tệ nhất mà tôi từng có trong đời. Tôi kiệt sức nằm một mình trong phòng chờ của bệnh viện sau hai đêm ngủ ít, vẫn mặc bộ quần áo đi việc của ngày hôm qua và ôm quần áo của con. Tôi khóc", bà mẹ nhớ lại.

Chị Janet kể tiếp: "Cuộc phẫu thuật diễn ra trong gần hai giờ đồng hồ để loại bỏ các hạt nở phồng lên và một hạt đã nằm chặn ngay van môn vị của Everett. Có một khoảnh khắc, bác sĩ phẫu thuật đã rút toàn bộ đường tiêu hóa ra khỏi cơ thể con trai tôi để kiểm tra lại lần nữa, để đảm bảo rằng tất cả các mảnh của hạt nở đều đã được lấy ra ngoài. Tôi nhìn thấy hết toàn bộ quá trình phẫu thuật thông qua màn hình trong phòng chờ và tôi không bao giờ có thể quên được những hình ảnh đó".

Lời cảnh báo của chị Janet đã thu hút hàng chục nghìn lượt chia sẻ.

Sau khi con trai đã thoát khỏi tay tử thần, chị Janet lên facebook kể lại câu chuyện của mình với mong muốn các cha mẹ khác hãy cảnh giác khi cho con chơi hạt nở. Dù chúng rất sặc sỡ, rất mềm, và không chứa chất độc hại nhưng nếu trẻ nuốt phải hạt nở thì cũng vô cùng nguy hiểm.

Hạt nước hay hạt nở là những hạt nhựa nhỏ li ti đủ màu sắc. Khi được ngâm vào nước, các hạt này sẽ trương nở to lên gấp nhiều lần, trông chúng long lanh như những viên bi nên rất thu hút trẻ em, đặc biệt là các bé nhỏ.

Khi trẻ nuốt những hạt nước thì chúng sẽ trương nở to trong lòng ruột và lấp đầy lòng ruột. Lúc này nó sẽ khiến cho thức ăn và dịch tiêu hóa không thể đi qua được, thậm chí có thể gây tắc ruột. Do đó, khi thấy con có những biểu hiện như: đau bụng từng cơn (hay có thể là quấy khóc theo cơn đối với trẻ chưa biết nói), nôn ói, bụng chướng và không đi tiêu được và trong nhà có những hạt nước thì cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.

Theo Helino

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/con-trai-an-gi-non-nay-me-dua-di-kham-thi-choang-vang-khi-biet-co-thu-do-choi-tre-em-nay-nam-trong-ruot-con-2019123011483986.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY