Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Công dụng của cây sâm ớt Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, sâm ớt có vị mặn, hơi cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu
Theo y học cổ truyền, sâm ớt có vị mặn, hơi cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu. Bộ phận dùng làm Thu*c là củ rễ hoặc toàn cây, thu hoạch quanh năm. Để làm Thu*c khi thu hoạch cần rửa sạch, bóc vỏ, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Có thể tẩm nước gừng rồi phơi khô, sao vàng để dùng, hoặc tán bột.

Cây sâm ớt hay còn được gọi là ngân chi hoa đầu, hoa căn, dã phù lỵ, phấn đậu hoa, thủy phấn tử hoa, thuộc họ hoa giấy. Là loại cây nhỏ, rễ phình thành củ như củ sắn. Thân nhẵn mang nhiều cành, phình lên ở các mấu; cành nhánh dễ gãy. Lá mọc đối, hình trứng, chóp nhọn. Cụm hoa hình xim có cuống rất ngắn, mọc ở nách lá gần ngọn. Hoa hình phễu, màu hồng, trắng hoặc vàng, rất thơm nhất là về đêm. Quả hình cầu, khi chín màu đen, mang đài tồn tại ở gốc, bên trong có chất bột trắng mịn. Cây thường được trồng để làm cảnh và làm Thu*c, trồng bằng hạt, độ 4 - 5 tháng thì có củ dùng được.

Bài Thu*c thường dùng theo kinh nghiệm

Bài 1: Trị ho lâu ngày do hàn: Sâm ớt 120g, hấp với mật ong uống, ngày uống 2 lần, dùng liền 10 ngày, cần vệ sinh miệng sạch sẽ, súc miệng nước muối thường xuyên.

Bài 2: Chữa kinh nguyệt không đều: Sâm ớt, nghệ đen, lá móng tay mỗi vị 20g, ích mẫu 16g, ngải cứu 12g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 ngày 1 liệu trình. Hoặc có thể dùng sâm ớt 20g, ích mẫu, rễ củ gai mỗi thứ 16g; ngải cứu, cỏ xước, cam thảo nam mỗi thứ 12g, sắc uống ngày 1 thang, liều lượng sắc như trên.

Bài 3: Chữa viêm họng thể nhiệt: Sâm ớt 20g, cam thảo đất 12g, bồ công anh 15g, kim ngân hoa 12g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Bài 4: Hỗ trợ điều trị đái buốt, đái rắt do viêm đường niệu: Sâm ớt 20g, kim ngân hoa 16g, cỏ xước 12g, mã đề 20g, râu ngô 16g. Tất rửa sạch, đổ 800ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 15 ngày 1 liệu trình.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian bà con thường lấy những quả sâm ớt chín đen, phơi khô, bóc bỏ vỏ đen bên ngoài và vỏ lụa màu vàng bên trong, chỉ dùng bột. Hằng ngày vào buổi sáng và tối, lấy bột này trộn lẫn với một chút mật ong thoa đều lên mặt, để khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện thường xuyên có công dụng dưỡng da, giảm vết nám và tàn nhang. Lưu ý: Phụ nữ có thai không dùng sâm ớt .

Bác sĩ Nguyễn Hữu

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cong-dung-cua-cay-sam-ot-y-hoc-co-truyen-15194.html)

Tin cùng nội dung

  • Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê trung bình tại BV Bạch Mai, khoa tiết niệu Việt Đức cho thấy tỷ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10% đến 50%.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, viêm dạ dày, khó tiêu,…
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY