Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Công dụng tuyệt vời của thảo quyết minh Y học cổ truyền

Theo tài liệu cổ thảo quyết minh vị mặn, tính bình vào hai kinh can và thận. Có tác dụng thanh can, ích thận, khử phong, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện. Dùng chữa thong manh có màng, mắt đỏ, nhiều nước mắt, đầu nhức, đại tiện táo bón. Người ỉa lỏng không dùng được.
Xin hỏi thảo quyết minh">thảo quyết minh chữa được bệnh gì, tại sao lại có tên như vậy?

(Lê Nguyễn Vương - TP.HCM)

thảo quyết minh còn gọi là quyết minh, hạt muồng, đậu ma, giả lục đậu, giả hoa sinh, lạc giời.

Tên khoa học Cassia tora L.

Thuộc họ Vang Caesalpiniaceae.

Ta dùng thảo quyết minh
">thảo quyết minh (Semen Cassiae) là hạt phơi hay sấy khô của cây thảo quyết minh.

thảo quyết minh là một cây nhỏ, cao 0,30 - 0,90m, có khi cao tới 1,5m. lá mọc so le, kép lông chim, dìa chẵn, gồm 2 - 4 đôi lá chét. Lá chét hình trứng ngược lại, phía đầu lá nở rộng ra, dài 3 - 5cm, rộng 15 - 25mm. Hoa mọc từ 1 đến 3 cái ở kẽ lá, màu vàng tươi. Quả là một giáp hình trụ dài 12 - 14cm, rộng 4mm, trong chứa chừng 25 hạt, cũng hình trụ ngắn chừng 5 - 7mm, rộng 2,5 - 3mm, hai đầu vắt chéo, trông hơi giống viên đá lửa, màu nâu nhạt, bóng. Vị nhạt hơi đắng và nhầy.

Cây mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, khả năng thu mua rất lớn. Vào tháng 9 - 11 quả chín hái về phơi khô, đập láy hạt, lại phơi nữa cho thật khô.

Theo tài liệu cổ thảo quyết minh vị mặn, tính bình vào hai kinh can và thận. Có tác dụng thanh can, ích thận, khử phong, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện. Dùng chữa thong manh có màng, mắt đỏ, nhiều nước mắt, đầu nhức, đại tiện táo bón. Người ỉa lỏng không dùng được.

Hiện nay nhân dân dùng thảo quyết minh làm Thu*c chữa bệnh đau mắt, người ta cho rằng uống thảo quyết minh mắt sẽ sáng ra, do đó đặt tên (quyết minh là sáng mắt), còn dùng ngâm rượu và dấm để chữa bệnh hắc lào, bệnh chàm mặt ở trẻ em. Qua nghiên cứu hiện nay người ta dùng thảo quyết minh làm Thu*c bổ, lợi tiểu và đại tiện, ho, nhuận tràng và tẩy, cao huyết áp, nhức đầu, hoa mắt. Uống thảo quyết minh, đại tiện dễ dàng mà không đau bụng, phân mềm không lỏng. Lá có thể dùng thay vị phan tả diệp.

Liều dùng hàng ngày 5 - 10g hay hơn, dưới dạng Thu*c sắc hay Thu*c bột hoặc Thu*c viên.

Đơn Thu*c có thảo quyết minh

Chữa hắc lào:

thảo quyết minh 20g, rượu 40 - 50ml, dấm 5ml. Ngâm trong 10 ngày. Lấy nước này bôi lên các chỗ hắc lào đã rửa sạch.

Đơn Thu*c chữa đau mắt, cao huyết áp:

thảo quyết minh 15g, long đờm thảo 3g, hoàng bá 5g, nước 300ml. Sắc còn 150ml. Chia 3 lần uống trong ngây.

thảo quyết minh rang hơi đen dùng pha nước uống thay nước chè dùng cho những người không chịu được nước chè, cao huyết áp mất ngủ.

(Theo Những cây Thu*c và vị Thu*c Việt Nam)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cong-dung-tuyet-voi-cua-thao-quyet-minh-y-hoc-co-truyen-15202.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào BS, tôi 54 tuổi bị cao huyết áp được nửa năm và bị đau bao tử mãn tính nên ngày nào cũng phải uống Thuốc, uống Thuốc nhiều lại đau bao tử.
  • Thưa BS, mẹ tôi bị huyết áp và tim. Mỗi sáng sớm bà phải uống Thu*c huyết áp và tim. Theo chỉ định của BS, bà sắp phải nội soi dạ dày. Theo như câu tư vấn của Mangyte thì muốn nội soi dạ dày phải nhịn từ 21g tối hôm trước, để bụng rỗng. Tuyệt đối không ăn uống để cho kết quả nội soi chính xác. Tôi băn khoăn, nếu mẹ tôi không uống Thu*c huyết áp thì huyết áp tăng cao làm sao nội soi? Nên làm thế nào Mangyte ơi? (Huy Hùng - TPHCM)
  • Bá tử nhân còn có tên hạt trắc bách, tên khoa học Semen Thuya orientalis, là nhân hạt phơi hay sấy khô của cây trắc bách: Thuya orientalis L. [Biota orientalis (L) Endl.], họ hoàng đàn (Cupressaceae).
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.