Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cuộc đua tiêm vắc xin cho trẻ nóng dần

MangYTe - Với sự xuất hiện của biến thể Delta, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh và ch*t vì COVID-19 có xu hướng tăng cao gần đây. Để bảo vệ các em, bảo vệ cộng đồng, nhiều nước đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin cho nhóm tuổi này.

Một em trai tiêm vắc xin Sinovac tại thành phố Pekanbaru, tỉnh Riau, ngày 9-7 trong khuôn khổ chương trình tiêm chủng mở rộng của Indonesia - Ảnh: AFP

Xu hướng đáng lo ngại về dịch covid-19 ở trẻ em đã được ghi nhận ở mỹ khi thống kê vào cuối tháng 7 cho thấy có đến 18% số ca mắc covid-19 là trẻ em

(0-17 tuổi), trong đó hơn 350 em đã ch*t. covid-19 cũng đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.200 trẻ em indonesia, 1.500 trẻ em ấn độ và hơn 2.000 trẻ em brazil.

Tại việt nam, xu hướng trẻ em mắc covid-19 cũng đang tăng. theo bộ y tế, vào đầu tháng 8 có đến 5% trong tổng số ca mắc covid-19 ở hà nội là trẻ em từ 0-5 tuổi. may mắn là chưa có trường hợp nào Tu vong.

Vắc xin nào cho trẻ em?

Trước tình hình đó, các nước như mỹ, pháp, đức, ý, tây ban nha, hà lan, úc và israel đã gấp rút triển khai tiêm vắc xin covid-19 cho trẻ em từ tháng 6. trong khi đó, tại anh ngày 19-7, các cố vấn về vắc xin đã khuyến cáo nên hoãn tiêm vắc xin cho hầu hết thanh niên dưới 16 tuổi tại anh, với lý do tỉ lệ mắc bệnh nghiêm trọng ở nhóm tuổi này rất thấp.

Hiện tại, cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm hoa kỳ (fda) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin pfizer/biontech cho trẻ em từ 12-15 tuổi với hai mũi cách nhau 21 ngày. fda lần đầu cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin này cho người từ 16 tuổi trở lên vào cuối năm 2020.

Nghiên cứu đã chỉ ra vắc xin của pfizer/biontech đạt hiệu quả 100% trong ngăn ngừa virus sars-cov-2 ở trẻ em từ 12-15 tuổi. nghiên cứu trước đây cho thấy vắc xin này có hiệu quả bảo vệ 95% ở những người từ 16 tuổi trở lên, và hiệu quả phòng ngừa bệnh nặng do biến thể delta lên tới 96%.

Ngoài ra ngày 23-7, cơ quan quản lý dược phẩm châu âu (ema) cũng đã cấp phép dùng khẩn cấp vắc xin moderna cho trẻ em từ 12-17 tuổi với hai mũi tiêm cách nhau ít nhất 4 tuần. nghiên cứu cho thấy nhóm trẻ 12 -17 tuổi tiêm vắc xin moderna sinh miễn dịch kháng sars-cov-2 tương đương với nhóm

18-25 tuổi. Trong số 2.163 trẻ tiêm vắc xin này, không có trường hợp nào mắc COVID-19. Trong khi đó, nhóm trẻ tiêm giả dược có 4/1.073 trẻ mắc COVID-19.

Cho đến nay, tại mỹ và châu âu chưa có vắc xin nào được cấp phép sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi. các thử nghiệm an toàn và hiệu quả của hai loại vắc xin do pfizer/biontech và moderna phát triển đang được thực hiện trên nhóm tuổi này. hy vọng các kết quả sẽ được công bố sớm vào mùa thu năm nay.

Dù vậy, một trong những nước đầu tiên đã phê chuẩn vắc xin dành cho trẻ dưới 12 tuổi là các tiểu vương quốc ả rập thống nhất (uae). ngày 2-8, uae phê chuẩn dùng khẩn cấp vắc xin covid-19 của sinopharm cho trẻ em từ 3-17 tuổi sau khi đã phê chuẩn vắc xin của pfizer/biontech cho trẻ từ 12-15 tuổi trong tháng 5. trung quốc cũng đã phê chuẩn vắc xin covid-19 của sinopharm cho trẻ em từ 3-17 tuổi.

Vì sao trẻ em cần tiêm?

Có 3 lợi ích chính vắc xin covid 19 mang lại cho trẻ. thứ nhất, vắc xin giúp ngăn nguy cơ nhiễm covid-19. dù covid-19 ở trẻ em đôi khi nhẹ hơn người lớn nhưng một số em có thể bị nhiễm trùng phổi nặng, bệnh nặng và phải nhập viện. các em cũng có thể gặp các biến chứng cần chăm sóc đặc biệt, hoặc các triệu chứng kéo dài gây ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần, trong một số trường hợp có thể Tu vong.

Thứ hai, vắc xin giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của virus. giống như người lớn, trẻ em cũng có thể phát tán virus nếu mắc bệnh, ngay cả khi không có triệu chứng. tiêm vắc xin covid-19 giúp bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ truyền bệnh cho người khác, bao gồm người nhà và bạn bè, nhất là những người có nguy cơ bị nặng. do đó, việc tiêm vắc xin covid-19 cho trẻ em cũng là để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Thứ ba, tiêm vắc xin COVID-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Kể từ khi bắt đầu đại dịch, đã xuất hiện nhiều biến thể của SARS-CoV-2. Trong đó, biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh hơn các phiên bản trước đó.

Việc mắc covid-19 đang gia tăng ở trẻ em dường như có liên quan đến biến thể delta. giảm lây lan virus bằng tiêm vắc xin cũng góp phần giảm nguy cơ virus đột biến thành các biến thể mới nguy hiểm hơn. tuy nhiên, việc tiêm chủng không đầy đủ, nghĩa là không tiêm mũi thứ 2 (đối với vắc xin cần tiêm 2 mũi), cũng sẽ tạo cơ hội cho các biến thể mới xuất hiện.

Tóm lại, tiêm vắc xin covid-19 cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên có thể ngăn diễn tiến bệnh nặng và giảm sự lây lan của virus sars-cov-2. hiện nay vắc xin của moderna và pfizer/biontech được ưu tiên sử dụng vì cho thấy hiệu quả và an toàn.

Trong giai đoạn chờ đợi bộ y tế phê chuẩn và triển khai chương trình tiêm chủng vắc xin covid-19 cho trẻ em ở việt nam, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa covid-19 cho trẻ em càng nên được chú trọng tối đa.

Lưu ý tác dụng phụ

Giống như nhiều vắc xin khác, vắc xin ngừa COVID-19 có thể có một số tác dụng phụ với trẻ em. Một số tình trạng thường gặp giống như người lớn gồm đau, đỏ và sưng tấy chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt và buồn nôn. Đó là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể trẻ đang được bảo vệ.

Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hằng ngày của trẻ, nhưng thường nhẹ và sẽ biến mất sau một vài ngày. Một số trẻ không gặp tác dụng phụ. Không nên cho trẻ uống Thu*c giảm đau trước khi tiêm chủng với mục đích ngăn ngừa các phản ứng phụ.

Số ca trẻ em nhập viện vì COVID-19 tăng kỷ lục ở Mỹ

Tto - mỹ đang ghi nhận số ca trẻ em nhập viện do covid-19 tăng kỷ lục, đặc biệt trong khu chăm sóc tích cực (icu), trong bối cảnh biến thể delta đang hoành hành trên cả nước.

TS TRẦN MINH TRANG (Đại học Ghent, Bỉ)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/cuoc-dua-tiem-vac-xin-cho-tre-nong-dan-20210821211739977.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY