Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cuồng và chán ăn: Hai cực rối loạn cần được cân bằng

Dinh dưỡng là nguồn năng lượng quan trọng đối với sức khỏe con người nói chung. Thông qua bữa ăn, các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm góp phần nuôi dưỡng thể trạng, cải thiện tâm lý của con người.

Nếu cơ thể được ví như một loài cây, thì tinh thần chính là hoa là quả của loài cây ấy.

Cây chỉ có thể đơm hoa kết trái khi cây được tươi tốt. Tinh thần con người trở nên lành mạnh khi được nuôi dưỡng bởi một cơ thể khỏe mạnh.

Dinh dưỡng là nhu cầu tất yếu của cơ thể, khi cơ thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với thể trạng, sức khỏe sẽ được bảo đảm tốt, giúp kiểm soát sức khỏe và bệnh tật. sự bất cập trong chế độ dinh dưỡng như ăn quá nhiều, ăn quá ít, ăn mất cân đối… đều có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. ăn quá nhiều gây nên tình trạng thừa cân, béo phì, các rối loạn chuyển hóa như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường... ăn quá ít khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ các nguồn dưỡng chất, thiếu cân, giảm sức khỏe, thể trạng và triệt tiêu sức đề kháng.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, thực phẩm có mối quan hệ mật thiết với một số trạng thái tâm lý khác nhau, có ảnh hưởng đối với sức khỏe, tinh thần con người. Thực phẩm con người tiêu thụ cần phù hợp với đặc điểm nhóm máu (A, B, O, AB), để đáp ứng tốt nhất cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

Yếu tố tinh thần, tâm lý…, cũng có thể gây nên những rối loạn ăn uống đối với con người.

Một dạng rối loạn ăn uống liên quan đến vấn đề tâm lý, tinh thần, còn gọi là hội chứng “ăn vô độ tâm thần”. Những người mắc phải bệnh này thường không thể ngừng ăn và luôn luôn ăn một lượng lớn thức ăn trong một thời gian ngắn. Hội chứng cuồng ăn là nguyên nhân chính gây ra việc dư thừa dinh dưỡng, tăng cân, béo phì, ảnh hưởng đến nhiều bệnh lý khác như huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, hô hấp, chuyển hóa… Tăng tỷ lệ Tu vong so với người có thể trạng bình thường.

Cuồng và chán ăn

Phân biệt rối loạn cuồng ăn và người ăn nhiều hơn so với người bình thường có thể thực hiện thông qua việc thăm khám lâm sàng, quan sát hành vi ăn cũng như kiểm tra các dấu hiệu tinh thần có liên quan. người ăn nhiều, dù tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm, nhưng vẫn có sự điều độ (ăn khi đói, khi căng thẳng…).

Người cuồng ăn thường có tình trạng ăn thiếu kiểm soát, ăn vô độ, không đói, không căng thẳng vẫn thích ăn. cuồng ăn là một rối loạn tâm thần, ngoài hành vi cuồng ăn, bệnh nhân thường có các dấu hiệu liên quan  khác như bất thường về cảm xúc, hành vi, tư duy; các bác sĩ tâm thần, tâm lý có thể kiểm tra và nhận ra thông qua thăm khám.

Ở chiều hướng ngược lại của cuồng ăn, đó là hội chứng “chán ăn tâm thần”. Ở mức độ nghiêm trọng, có thể gây suy kiệt cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt thậm chí là tính mạng. Vấn đề này có thể bắt đầu từ hành vi nhìn ăn giữ vóc dáng có chủ đích để rồi chuyển sang trạng thái chán ăn và gây ra chán ăn.

Về tâm lý, khi có chủ đích cố gắng thực hiện một hành vi, thì sau khoảng 3 tuần sẽ hình thành một thói quen. Để thay đổi một thói quen, cũng cần khoảng 3 tuần để thực hiện.

Trong vấn đề chán ăn, ở giai đoạn đầu, người bệnh có chủ đích ăn, dẫn đến việc giảm lượng thực phẩm tiêu thụ, thông qua việc thay đổi chế độ ăn, giảm lượng thực phẩm, cơ thể dần có sự thích ứng với thói quen ăn uống mới, từ đó hình thành tính cách ăn. Sự thích ứng này còn diễn ra đối với các đơn vị tham gia vào quá trình tiêu hóa, thông qua việc thay đổi tín hiệu dẫn truyền, giảm lượng tiết dịch tiêu hóa, thay đổi khả năng vận chuyển, hấp thu, chuyển hóa…,  khiến cơ thể thích nghi với giai đoạn này.

Cuồng và chán ăn

Một dạng rối loạn ăn, chủ yếu liên quan đến vấn đề tâm lý. Người mắc chứng sợ ăn thường lo ngại, không dám ăn do sợ thực phẩm không an toàn, lo sợ thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, không tốt cho cơ thể … Ngoài ra, còn có một số vấn đề do sự sai lầm trong quan niệm ăn uống như “ăn uống thải độc”, “ăn thực dưỡng trị ung thư”… dẫn đến sự suy kiệt nghiêm trọng của cơ thể.

Các vấn đề rối loạn ăn uống có thể do nhiều nguyên nhân từ bệnh lý tâm thần, vấn đề tâm lý, thói quen, hành vi. để khắc phục triệt để các vấn đề này, phải xác định đúng nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp, cần kết hợp nhiều phương pháp, tùy vào mỗi giai đoạn khác nhau. nếu rối loạn ăn uống của bệnh nhân đến từ các vấn đề tâm thần thì cần có sự điều trị từ bác sĩ chuyên môn, thông qua Thu*c cũng như các liệu pháp chuyên khoa.

Khi bệnh tâm thần cải thiện thì vấn đề rối loạn ăn uống cũng có thể được kiểm soát, nếu vấn đề rối loạn của bệnh nhân đến từ các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu… thì các biện pháp điều chỉnh tâm lý để thay đổi nhận thức sẽ hữu ích. mặt khác, cần điều chỉnh thay đổi thói quen, hành vi, chế độ dinh dưỡng. có thể thay đổi hành vi cuồng ăn bằng một hành vi thay thế như tập trung tư duy, chơi thể thao… để kiểm soát hành vi này.

Chán ăn tâm thần còn gặp nhiều khó khăn hơn trong điều trị, bệnh nhân gặp nhiều vấn đề bệnh lý do hậu quả từ dinh dưỡng kém, hệ thống các cơ quan suy kiệt đi kèm việc chán ăn. cần có sự can thiệp từ nhiều chuyên khoa như tâm lý, dinh dưỡng, tâm thần, bệnh lý liên quan… cũng như sự hỗ trợ từ gia đình và sự phối hợp từ chính bệnh nhân, để dần trở lại thói quen ăn, nhằm lấy lại sự cân bằng cho cơ thể.

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố tiên quyết của một cơ thể sống, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. để có một cơ thể tráng kiện, một tinh thần khỏe mạnh, cần duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, để tránh những tác động tiêu cực do rối loạn ăn uống mang đến.

Theo phân tâm học, việc giải tỏa căng thẳng thông qua hành vi ăn đã đươc hình thành từ khi còn nhỏ, thông qua hành vi khóc => cho bú mẹ => ngưng khóc hoặc khóc => cho ăn => ngưng khóc. Điều này tạo nên cung phản xạ có điều kiện khi có vấn đề khó chịu, căng thẳng. Ăn sẽ giúp giải tỏa, tạo nên phản xạ ăn để “an toàn”, mỗi khi xảy ra căng thẳng. Điều này lý giải cho việc một số người thường có tình trạng ăn vặt khi gặp căng thẳng hay stress trong công việc, cuộc sống.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cuong-va-chan-an-hai-cuc-roi-loan-can-duoc-can-bang-n184235.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.