Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cứu sống bé sinh non bị suy hô hấp chỉ nặng 750g

Các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vừa tiến hành can thiệp bào thai cứu sống thai nhi bị hội chứng truyền máu, nuôi dưỡng bé sinh non chỉ nặng có 750g.

Trong một lần khám thai tại bệnh viện tỉnh, sản phụ nguyễn thị chang (24 tuổi, sống ở lập thạch, vĩnh phúc) được phát hiện dấu hiệu của hội chứng truyền máu song thai. chị được tư vấn tới bệnh viện phụ sản hà nội để được điều trị.

Chị chang nhập viện trong tình trạng khó thở và các bác sĩ đã phát hiện 1 thai cạn ối (thai cho) có dấu hiệu suy tim, suy dinh dưỡng, trong khi thai còn lại (thai nhận) bị đa ối. nếu không phẫu thuật điều trị hội chứng truyền máu, chắc chắn 2 thai nhi sẽ mất. nếu phẫu thuật thành công thì 1 bé có thể được cứu sống.

Bé sinh non ra đời chỉ nặng có 750g (Ảnh: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội)

Sau khi hội chẩn, ê kíp bác sĩ gồm PGS. TS. BS. Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, và BS CKI. Nguyễn Thị Sim, Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, đã quyết định mổ cấp cứu cho chị Chang.

Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã làm đông mạch máu dây rốn nhằm chặn đường truyền máu gây ảnh hưởng từ thai cho đến thai còn lại. Sản phụ được theo dõi cho đến khi tình trạng sức khỏe ổn định, chị được xuất viện và hẹn tái khám kiểm tra theo đúng lịch.

3 tuần sau phẫu thuật, chị chang có dấu hiệu đau bụng, cổ tử cung xóa mở và được chỉ định nhập viện. sản phụ sinh thường một bé trai 750g, thời điểm này em bé mới được 25 tuần tuổi. vì sinh non tháng, bé gặp triệu chứng suy hô hấp nặng sau sinh.

Sau 102 ngày điều trị, bé đã khỏe mạnh, tự thở, tuần hoàn ổn định (Ảnh: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội)

Ngay sau đó, bệnh nhi đã được chuyển tới Khoa Sơ sinh của Bệnh viện để hồi sức sơ sinh nhanh chóng. Đội ngũ nhân viên y tế đã khẩn trương đón bé và đặt bé nằm trong lồng ấp.

Vì sinh quá non tháng, xuất hiện triệu chứng khó thở nặng nên bé được chỉ định thở CPAP, bơm surfactant và dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần. Dưới sự theo dõi sát sao và tận tình của đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng Khoa Sơ sinh, cân nặng của bé dần dần được cải thiện, từng ngày trôi qua các dấu hiệu bệnh lý đã không còn.

Ngày 8/6, kết thúc quá trình 102 ngày điều trị, bé đã hoàn toàn tự thở được và đạt được cân nặng 2700g. hiện, bé ngủ tốt, các chỉ số hô hấp, tuần hoàn và tiêu hóa ổn định. tuy nhiên, do sinh non tháng nên khi về nhà, gia đình vẫn cần tiếp tục chăm sóc và theo dõi sự phát triển của bé, đưa bé tái khám theo đúng hẹn.

Theo bệnh viện phụ sản hà nội, trường hợp sản phụ nguyễn thị chang là ca truyền máu song thai thứ 21 trong hơn 30 ca can thiệp bào thai được thực hiện thành công tại bệnh viện. dưới sự điều trị và chăm sóc của các bác sĩ, nhiều em bé đã được cứu sống và chào đời khỏe mạnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: VietTimes (https://viettimes.vn/cuu-song-be-sinh-non-bi-suy-ho-hap-chi-nang-750g-485372.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi mang thai, nếu không may mắc bệnh lao thì cần phải làm gì, thưa bác sĩ? Bệnh lao có thể gây những nguy hại gì cho thai nhi?
  • Nhờ kỹ thuật xét nghiệm máu đơn giản, bác sĩ không cần phải chọc ối gây đau đớn cho thai phụ mà vẫn dò được bệnh di truyền của thai nhi.
  • Việc sơ cứu cần tiến hành đúng cách, sau khi đã đánh giá tình huống và xác định kiểu ngạt thở của trẻ.
  • Khi mang thai 32 tuần, tôi đi khám, siêu âm định kỳ kết quả cho thấy tất cả đều bình thường.
  • Tôi muốn xin địa chỉ để phân tích ADN thai nhi trong máu mẹ, BS có thể giới thiệu cho tôi được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thanh Huong – huong…@yahoo.com.vn)
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY