Tâm sự hôm nay

Đã bực vì vợ nghiện mua hàng online trong những ngày phòng dịch tại nhà, người chồng càng không thể bình tĩnh khi bóc món đồ vợ đặt mua ra xem

MangYTe – Tôi thực sự không giữ được bình tĩnh. Tôi không phải là người cổ hủ, không bắt kịp xu thế mua bán online, nhất là trong thời kỳ dịch dã như bây giờ, nhưng việc cô ấy bỏ tiền ra mua một thứ xa xỉ trong khi thu nhập đang giảm sút là một việc quá vô lý.

Tôi năm nay 32 tuổi, làm việc tại một siêu thị điện máy tại Hà Nội. Gần đây, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới ảnh hưởng đến công việc kinh doanh nên nơi tôi làm việc thực hiện chính sách cắt giảm luân phiên nhân sự. Giờ 1 tuần tôi chỉ phải đến siêu thị 3 ngày. Thời gian còn lại, tôi thực hiện tại nhà.

Vợ tôi thì khác, cô ấy làm biên tập cho một tạp chí. Từ ngày dịch lan rộng, cơ quan của vợ cho nhân viên làm tại nhà, cũng là tạo điều kiện để phụ huynh trông con khi học sinh toàn thành phố được nghỉ. Vậy là 2 vợ chồng tôi có nhiều thời gian ở nhà cùng nhau hơn, điều mà vợ tôi luôn mong muốn. Trước khi dịch xảy ra, chúng tôi chỉ gặp nhau buổi tối, thậm chí có hôm tôi làm ca tối, cả ngày 2 vợ chồng chẳng gặp nhau.

Chồng phát bực vì vợ "nghiện" mua hàng online trong những ngày phòng dịch tại nhà. Ảnh minh họa

Ban đầu, mọi việc đều suôn sẻ. Những ngày 2 vợ chồng ở nhà, tôi trông và chơi với con trai 5 tuổi để vợ làm việc online. Đến bữa, cô ấy nấu cơm cho cả gia đình. Hôm nào cô ấy bận quá, tôi vào bếp thay vợ. Nói chung, cuộc sống cũng tạm ổn, mỗi tội thu nhập giảm sút nên chi tiêu không được thoải mái như trước.

Duy trì được khoảng 3-4 tuần thì vợ tôi bắt đầu có thói quen mua hàng online. Nhiều hôm, dù không bận nhưng cô ấy không đi chợ nấu cơm. Gần đến bữa, vợ tôi bắt đầu gọi đồ ăn trên mạng và họ ship đến tận nhà. Các món cũng đa dạng, hôm thì cơm hộp, hôm thì xôi, khi thì pizza, cũng có lúc là gà rán KFC - món mà con trai tôi rất thích.

Vợ tôi bảo, mua hàng online giờ là xu hướng trong những ngày phòng dịch tại nhà, vừa tiện lợi, vừa tránh phải đến nơi đông người, hạn chế được nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Thấy vậy, tôi cũng không có ý kiến gì.

Trước đây, vợ tôi không phải là người thích mua hàng online, thậm chí có lần cô ấy còn tuyên bố sẽ không bao giờ mua online kể từ khi mua phải chiếc váy "khác một trời một vực" so với ảnh của shop quảng cáo. Vậy mà, 2 tuần trở lại đây, tôi bắt đầu phát hoảng vì vợ tôi đã thực sự trở thành "con nghiện" mua hàng online mất rồi.

Ngoài mua đồ ăn sẵn cho các bữa chính, vợ tôi còn gọi ship trà sữa, các loại bánh rồi hoa quả bán trên mạng. Không những thế, cứ rảnh là cô ấy lại lướt Facebook vào các trang bán hàng để tìm đồ mua sắm. Nào là nước rửa tay, khẩu trang, quần áo, mũ chống dịch đến các vật dụng trong nhà dù là nhỏ nhất như túi đựng rác, thảm để chân.... Giờ tôi cũng chẳng còn lạ khi ngày nào cũng có anh chàng shipper hay grab bấm chuông cửa để gọi vợ tôi nhận hàng.

Chuyện sẽ chẳng có gì to tát nếu cô ấy không mua đồ một cách hoang phí. Chiều hôm qua, khi tôi đang ngồi xem tivi thì có người giao hàng đưa tới một túi đồ nhỏ. Vì vợ tôi đang tắm dở cho con nên tôi nhận giúp. Nhìn tổng số tiền thanh toán tôi bị giật mình. Hơn 2 triệu đồng. Trong đầu tôi thoáng nghĩ, vợ tôi mua gì mà hết số tiền lớn như thế, hay họ giao nhầm hàng.

Tôi gọi với lên nhà hỏi lại vợ cho chắc thì nhận được câu khẳng định đúng là hàng mà cô ấy đặt. Rút ví trả tiền xong, tôi ngậm ngùi khi trong ví chỉ còn nhõn vài chục lẻ.

Tò mò về thứ bên trong chiếc túi bé tẹo ấy là cái gì mà tận hơn 2 triệu nên tôi đã bóc ra xem. Khi nhìn thấy chiếc đồng hồ bên trong, tôi thực sự không hiểu, vợ tôi đặt mua đồng hồ trong thời điểm này để làm gì.

Lúc sau, khi tôi hỏi thì nhận được câu trả lời từ vợ rằng: "Em thấy shop ấy giảm giá khủng đến 50% nên vội đặt mua vì chương trình chỉ kéo dài 3 ngày, không mua nhanh sẽ phải mua với giá gốc gần 5 triệu. Cứ mua để đấy, khi nào đi làm thì dùng".

Nghe xong, tôi thực sự không giữ được bình tĩnh. Tôi không phải là người cổ hủ, không bắt kịp xu thế mua bán online hiện đại, nhất là trong thời kỳ dịch dã như bây giờ, nhưng việc cô ấy bỏ tiền ra mua một chiếc đồng hồ đắt tiền trong khi thu nhập đang giảm sút, lại ở nhà cả ngày không đi đâu cả là một việc quá vô lý.

Vợ tôi thì cho rằng, đang rẻ nên tranh thủ mua, sau này đỡ bị mua đắt. Hai vợ chồng tôi đã lời qua tiếng lại và hiện tại đang giận nhau. Tôi vẫn giữ quan điểm, trong thời kỳ khó khăn này, nên chi tiêu tiết kiệm chứ không phải ngồi nhà bấm điện thoại và tiêu tiền một cách hoang phí như thế. Còn rất nhiều việc khác quan trọng cần dùng đến tiền hơn.

Hiện giờ chúng tôi chưa tìm được tiếng nói chung. Mong mọi người giúp đỡ, tư vấn gỡ rối cho vợ chồng tôi. Tôi xin cảm ơn!

Duy Hùng (Hà Đông, Hà Nội)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/tam-su/da-buc-vi-vo-nghien-mua-hang-online-trong-nhung-ngay-phong-dich-tai-nha-nguoi-chong-cang-khong-the-binh-tinh-khi-boc-mon-do-vo-dat-mua-ra-xem-20200325235831974.htm)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Nghiện game là một tình trạng sử dụng quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY