Ẩm thực hôm nay

Dạ dày lợn là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng bí quyết làm sạch nó thì không phải ai cũng biết!

Sơ chế phần dạ dày lợn trước khi chế biến là khâu vô cùng quan trọng, bởi nếu làm không kỹ, món ăn sẽ có mùi hôi.

Nếu đã từng một lần ăn thử dạ dày heo, chắc chắn không ít người sẽ "nghiện" món ăn này bởi độ giòn sần sật và hương vị rất riêng của nó. để làm tại nhà các món ăn liên quan đến dạ dày heo, chị em cần lưu ý khâu làm sạch.

Dạ dày lợn là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng bí quyết làm sạch nguyên liệu này thì không phải ai cũng biết! - Ảnh 1.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm sạch dạ dày lợn

- 100 gram muối hột hoặc muối ăn bình thường

- 2 quả chanh

- Rượu gừng

- 100ml giấm ăn

Các bước làm sạch dạ dày lợn không bị hôi

Bước 1: Lộn trái dạ dày lợn, rửa trực tiếp với nước.

bước 2: tiếp tục cho muối vào, chà xát mạnh tay để làm sạch dạ dày khiến dạ dày ra hết nhớt, bóp kỹ các nếp gấp. dùng dao cạo sạch các mảng bám trên dạ dày sau đó rửa sạch lại với nước.

bước 3: tiếp tục vắt vài miếng chanh và chà xát với dạ dày trong 10 phút để làm sạch lại một lần nữa. sau đó tiếp tục rửa sạch lại với nước.

Dạ dày lợn là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng bí quyết làm sạch nguyên liệu này thì không phải ai cũng biết! - Ảnh 2.

Bước 4: Chần dạ dày lợn qua nước sôi có muối, giấm và rượu gừng (nếu có).

Bước 5: Cạo bỏ những màng trắng bám xung quanh dạ dày.

Bước 6: Rửa sạch lại dạ dày và để ráo...

Dạ dày lợn là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng bí quyết làm sạch nguyên liệu này thì không phải ai cũng biết! - Ảnh 3.

Cách luộc dạ dày lợn giòn và ngon

Những người có kinh nghiệm luộc dạ dày lợn cho biết, chỉ cần cho dạ dày lợn đã làm sạch vào nồi đổ ngập nước, cho một thìa muối, một củ gừng đập dập, một thìa giấm, một ít rượu, sau đó đậy vung đun khoảng 20 phút, mở vung lấy đũa xiên thử vào miếng dạ dày thấy mềm là được. tiếp đến, vớt dạ dày ra ngâm vào nước lạnh, chắc chắn sẽ có ngay món dạ dày lợn giòn, ngon.

Hay có một cách làm khác là đun nước sôi, thả dạ dày vào luộc đến khi nước lăn tăn thì vớt ra nhúng vào bát nước lạnh. trong lúc nhúng dạ dày vào bát nước lạnh vẫn đun nước trong nồi cho sôi.

Dạ dày lợn là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng bí quyết làm sạch nguyên liệu này thì không phải ai cũng biết! - Ảnh 4.

Nhúng xong, lại cho dạ dày vào nồi luộc đến khi sôi lăn tăn thì vớt ra nhúng vào bát nước lạnh. lần cuối cùng, lại cho dạ dày vào nồi luộc đến khi sôi lăn tăn thì vớt ra cho vào bát nước lạnh. lần này nên thay bát nước, cho ít đá và vắt vài giọt chanh, dạ dày sẽ trắng và giòn.

Cách này cũng có thể áp dụng cho cả lòng non và tràng heo. lòng non chỉ cần nhúng nước sôi 1 lần, còn dạ dày thì khoảng 3-4 lần, lòng già thì 6-7 lần.

Cách chọn dạ dày lợn

Trước tiên, để mua được dạ dày lợn ngon, chị em nên đi chợ sớm. thông thường trọng lượng một chiếc dạ dày khoảng 600-800g, nên chọn dạ dày trông vừa phải mà nặng, sờ chắc tay, sẽ dày hơn so với chiếc to mà trọng lượng không lớn.

Chọn dạ dày có màu trắng đồng đều, không có các vết thâm tím, không có ung nhọt, vết loét, không bị cǎng phồng, đầy hơi, tức khí.

Với những gợi ý này, hy vọng chị em có thể chế biến món dạ dày luộc thật thơm ngon. đảm bảo đấng lang quân sẽ "nghiện" món ăn này cho mà xem!

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/da-day-lon-la-mon-an-khoai-khau-cua-nhieu-nguoi-nhung-bi-quyet-lam-sach-no-thi-khong-phai-ai-cung-biet-20201208211252562.chn)

Tin cùng nội dung

  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY