Theo đó, ngày 20/5, theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam đã ghi nhận 1 trường hợp nam thanh niên tại TP Đà Nẵng mắc bệnh do virus Zika.
Theo bác sĩ Nguyễn Tiên Hồng - Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, trường hợp bệnh nhân nam (SN 1995, ở phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đến khám bệnh tại Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu (Đà Nẵng). Trung tâm y tế quận đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi ra Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm và kết quả là dương tính với virus Zika.
Ngay sau khi nhận được kết quả bệnh nhân dương tính với virus Zika, Sở Y tế đã có báo cáo UBND TP Đà Nẵng, phối hợp với Viện Pastuer Nha Trang điều trị cách ly đối với bệnh nhân, tiếp tục theo dõi, giám sát tại khu vực bệnh nhân sinh sống Đồng thời thực hiện các biện pháp công tác phòng, chống dịch bệnh như: Phun hóa chất xử lý, diệt lăng quăng (bọ gậy), tuyên truyền cho người dân.
Theo lãnh đạo Sở Y tế Đà Nẵng, bệnh do virus Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính được lan truyền chủ yếu qua muỗi Aedes Aegypti nhiễm bệnh (côn trùng trung gian truyền nhiễm bệnh) và có thể lây truyền qua đường T*nh d*c, đường máu, từ mẹ sang con, nhưng không lây qua đường tiếp xúc trực tiếp giống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Virus có ảnh hưởng lớn đến phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là phụ nữ mang thai, có thể gây ra những ca bệnh đầu nhỏ đối với thai nhi. Do đó, đến nay, tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn Đà Nẵng đều có thể thu dung để điều trị cho người mắc bệnh này.
Ngành Y tế thành phố Đà Nẵng đã sẵn sàng nhân lực, cơ số Thu*c, trang thiết bị, khu vực cách ly, giường bệnh, sẵn sàng tổ chức thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân. Thành phố đã củng cố lại 2 đội chống dịch cơ động thuộc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và 7 đội của tuyến quận huyện sẵn sàng đáp ứng, xử lý dịch bệnh khi xảy ra.
Được biết, những năm gần đây, bệnh do virus Zika là bệnh có chung véc-tơ (trung gian truyền bệnh) với sốt xuất huyết hiện vẫn ghi nhận rải rác tại một số tỉnh, thành phố phía Nam trong những năm gần đây.
Kể từ khi ghi nhận trường hợp bệnh do virus Zika đầu tiên vào tháng 3/2016 tại Khánh Hòa, đến nay cả nước đã ghi nhận 265 người mắc, tập trung chủ yếu khu vực phía Nam, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Cùng với đó, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 26.857 trường hợp mắc SXH tại 58 tỉnh, thành phố, trong đó có 3 ca Tu vong tại Bình Định, Bình Phước và Tây Ninh. Trong những tuần gần đây, số người mắc SXH có xu hướng gia tăng tại các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai và TPHCM.
Thời gian ủ bệnh của bệnh do virus Zika không rõ ràng, nhưng có thể là một vài ngày. Triệu chứng tương tự như nhiễm trùng do các virus arbo khác như sốt xuất huyết dengue, bao gồm sốt, nổi ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp và đau cơ, mệt mỏi và đau đầu. Các triệu chứng này thường nhẹ và kéo dài từ 2 - 7 ngày.
Để phòng bệnh do virus zika, cách tốt nhất là giảm sự tiếp xúc giữa muỗi và người. Các hoạt động có thể thực hiện bằng sử dụng Thu*c chống côn trùng, mặc quần áo (tốt nhất là sáng màu) che các phần của cơ thể càng nhiều càng tốt.
Bên cạnh đó sử dụng các biện pháp vật lý như đóng cửa sổ, ngủ màn chống muỗi… bằng các hoạt động làm sạch các vật dụng chứa nước như xô, chậu, lốp xe, bình hoa… do đó các điểm muỗi sinh sản có thể bị loại bỏ.