Tin tức hôm nay

Tin tức

Đã xác định nguyên nhân vụ ngộ độc ốc biển ở Khánh Hòa

Từ kết quả kiểm tra, phân tích mẫu vật thu thập được, Viện Hải dương học Nha Trang đã xác định được nguyên nhân 1 người Tu vong, 2 người cấp cứu sau khi ăn ốc lạ ở biển

Liên quan đến vụ “1 người Tu vong, 2 người thoát ch*t sau khi ăn ốc lạ ở biển” xảy ra tại khánh hòa, ngày 15-9 viện hải dương học nha trang cho biết, sau khi kiểm tra, phân tích đã xác định trong số 30 cá thể ốc gây ra vụ ngộ độc ở xã vạn thạnh, huyện vạn ninh, có 29 cá thể là ốc bùn răng cưa, có tên khoa học nassarius papillosus và 1 cá thể là ốc bùn bóng, có tên khoa học nassarius glans.

Những con ốc lạ do ba ngư dân lặn bắt ở vùng biển ven đảo Khải Lương, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh đã khiến cho 1 người Tu vong, 2 người cấp cứu sau khi hấp ăn và bị ngộ độc

Các nhà khoa học ở viện hải dương học nha trang xác định trong hai loại ốc bùn răng cưa và ốc bùn bóng đều có hàm lượng độc tố tetrodotoxinrất cao, gấp 21,7 - 77,7 lần giới hạn cho phép, chỉ cần ăn 5 -10 cá thể ốc nêu trên đã gây ra ngộ độc dẫn đến Tu vong đối với người có sức khỏe ổn định.

Tetrodotoxin là độc tố thần kinh đã được biết đến trong nhiều loài cá nóc trên vùng biển việt nam, độc tố này tấn công hệ thần kinh trung ương của người và động vật bậc cao, sau khi ăn khoảng 20-60 phút sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng thường xuất hiện như tê môi, tê lưỡi, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, khó nói, nuốt khó, mất cân bằng vận động, co giật, sùi bọt mép... trường hợp nặng nạn nhân có thể Tu vong do liệt cơ hô hấp.

Ốc bùn răng cưa

Theo cảnh báo của viện hải dương học nha trang, tetrodotoxin bền nhiệt và a-xít nên không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. nguồn gốc độc tố trong các loài ốc biển hiện nay chưa được biết rõ và khá phức tạp, không phải tất cả các cá thể trong cùng một loài đều mang độc tố, và độc tố cũng rất khác biệt trong mỗi cá thể, trong từng vùng địa lý và tùy theo mùa tiết. để chủ động ngăn chặn và phòng ngừa và ngăn chặn hiểm họa về sức khỏe và tính mạng con người, tuyệt đối không nên ăn những loài ốc biển từng có tiền sử gây ngộ độc hoặc chưa được các cơ quan chức năng kiểm chứng về an toàn thực phẩm.

Ốc bùn bóng

Như CAND online đã thông tin, trong lúc hành nghề đánh bắt hải sản ở vùng đảo Khải Lương, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh vào ngày 11-9, ba ngư dân địa phương đã lặn biển bắt được một túi ốc lạ. Sau khi lấy một nửa số ốc cho gia đình người thân ở đảo Khải Lương, một nửa còn lại họ hấp để ăn trong chiều tối cùng ngày.

Khoảng nửa giờ sau khi ăn ốc, 3 người đều có triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tê môi và cả tay chân. đến tối hôm đó, ông nguyễn văn t (sn 1997) trú ở thị trấn vạn giã, huyện vạn ninh Tu vong khi đưa đến phòng khám đa khoa khu vực tu bông, hai người còn lại là hồ văn n (sn 1999) trú xã vạn thạnh, trần quốc t (sn 1998) trú ở xã vạn khánh, huyện vạn ninh máy mắn thoát ch*t sau ca cấp cứu và điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa. 2 người trong gia đình ở đảo khải lương chỉ mới ăn vài con ốc trong số ốc 3 ngư dân đã cho và không có triệu chứng bất thường nhưng họ chủ động đến trung tâm y tế huyện vạn ninh để theo dõi sức khỏe.


Hữu Toàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Da-xac-dinh-nguyen-nhan-vu-ngo-doc-oc-bien-o-Khanh-Hoa-611693/)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY