Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Đặc điểm bệnh lý sản phụ khoa theo y học cổ truyền: theo đông y Thọ Xuân Đường

Đặc điểm bệnh lý sản phụ khoa theo y học cổ truyền có liên quan đến sự tổn thương, suy giảm công năng của khí huyết, tạng phủ, 2 mạch Xung Nhâm. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, theo chứng hậu chứng trạng cụ thể từng người mà pháp điều trị cũng sẽ khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm mục tiêu điều hòa khí huyết, tạng phủ, Xung, Nhâm.

ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ SẢN PHỤ KHOA THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Nguyên nhân

Cũng như các bệnh lý khác, theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra bệnh sản phụ khoa cũng được chia thành nội nhân, ngoại nhân, bất nội ngoại nhân.

- Nội nhân: Bệnh sinh ra bởi sự thay đổi của 7 thứ tình chí (thất tình): Hỷ, nộ, ưu, bi, khủng, kinh. Trong đó, lo buồn, suy nghĩ, giận hờn là những nguyên nhân chính. Thất tình bị tổn thương phần nhiều đến khí, mà khí là soái của huyết. Khí huyết không được điều hòa thì bệnh từ đó mà sinh ra. Theo Nội kinh âm dương biện luận có ghi: “Bệnh kinh Dương Minh phát ra ở Tâm Tỳ, đàn bà có sự uẩn khúc bên trong nên kinh bế tắc bất thông”.

- Ngoại nhân: Ngoại nhân bao gồm lục dâm phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trong đó hàn, nhiệt, thấp là những tác nhân chính gây gây ra các bệnh lý sản phụ khoa. Phụ nữ lấy huyết làm chủ, huyết gặp nhiệt thì lưu thông, gặp hàn thì ngưng trệ. Nhiệt cực thì bức huyết vong hành, gây băng kinh, băng huyết, rong kinh hoặc thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, niệu huyết trước khi hành kinh. Hàn thì huyết ngưng gây bế kinh, thống kinh, vô kinh. Nếu thấp ứ trệ sinh bệnh đới hạ.

- Bất nội ngoại nhân: Do ăn uống thất điều, mất vệ sinh, chửa đẻ, nạo sảy thai nhiều lần, lấy chồng quá sớm, phòng lao quá độ sinh bệnh. Nội kinh Phúc trung luận có ghi: “Bệnh huyết khô là do tuổi trẻ bị mất nhiều, hoặc ăn nhậu say sưa mà hành phòng làm cho khí kiệt, can huyết bị tổn hại nên kinh nguyệt mất nguồn mà bất thành”. Chu bệnh nguyên hậu luận viết: “ Đang lúc hành kinh mà giao hợp thì mạch máu co lại, không ra, sinh chướng nặng vùng hạ vị, ngực lưng co thắt, tứ chi bất lực, huyết bế lại nên kinh nguyệt thất thường”. Tham dâm vô độ là yếu tố quan trọng gây bệnh vì mỗi lần giao hợp tinh huyết bị tiêu hao, mạch Xung bị thương tổn ảnh hưởng đến kinh đới thai sản. Chu Đan Khê chủ trương “hạn chế T*nh d*c” để phòng bệnh.

2. Cơ chế bệnh sinh

- Khí huyết không điều hòa: Phụ nữ lấy huyết làm gốc. Khi hành kinh, sinh sản, nuôi con đều tiêu hao huyết, cơ thể yếu, dễ sinh bệnh. Cho nên nói phụ nữ “huyết thường bất túc, khí thường hữu dư”. Khí huyết không điều hoa gây ra các bệnh về kinh, đới, thai, sản. Khí và huyết kết hợp với nhau, sự thăng gián, hàn nhiệt, hư thực của huyết đều do khí điều phối. Vì vậy khí nhiệt thì huyết nhiệt, khí thăng thì huyết nghịch, khí hãm thì băng huyết, rong huyết.

- Tạng phủ bị tổn thương: Các nguyên nhân lục dâm, thất tình, phòng dục quá độ… đều dẫn đến tổn thương tạng phủ mà sinh bệnh. Nếu Tâm khí suy yếu, huyết dịch không đầy đủ gây ra kinh nguyệt không đều, bế kinh, vô kinh. Nếu Can khí uất kết, khí uất thì huyết trệ làm kinh nguyệt sau kỳ, thống kinh, bế kinh. Ăn uống thất điều, lao động quá sức hoặc ưu tư quá độ làm tổn thương Tỳ gây huyết hư, khí hư hạ hãm, rối loạn kinh nguyệt, khí hư bạch đới. Phế hư thì Phế khí không soái được huyết dẫn đến huyết khô, huyết hư. Hoặc hành phòng quá độ làm Thận khí hao tổn dẫn đến kinh nguyệt không đều, vô sinh, đẻ non.

- Xung, Nhâm mạch bị tổn thương: Mạch Xung là bể của huyết, mạch Nhâm chủ bào cung. Hai mạch này có quan hệ mật thiết với S*nh l* và bệnh lý của phụ nữ.

3. Nguyên tắc điều trị bệnh phụ khoa

Từ những đặc điểm S*nh l*, bệnh lý của phụ khoa theo Đông y , ta có những nguyên tắc điều trị bệnh như sau: Phải chú trọng đến điều hòa khí huyết, Tỳ, Vị,Can, Thận. Khí huyết được điều hòa thì công năng của tạng phủ được tốt, kinh mạch thông, Xung Nhâm thịnh mà mọi bệnh tật ắt sẽ lui.

- Điều hòa khí huyết: Cần phải xem xét các chứng hậu, chứng trạng cụ thể trên lâm sàng để phân biệt bệnh thuộc khí hay huyết để ra pháp chữa thích hợp. Bệnh ở phần khí thì chữa vào khí là chủ yếu, chữa vào huyết là thứ yếu. Khí nghịch thì giáng, khí uất thì khai, hành, khí loạn thì điều lý, khí hàn thì ôn dương phận. Khí hư thì bổ khí, kết hợp cùng bổ huyết. Bệnh ở phần huyết thì chữa vào huyết là chính, điều khí là thứ yếu. Huyết hàn thì ôn ấm, huyết nhiệt thì thanh lương, huyết hư thì bổ huyết, huyết mất quá nhiều cần phải chỉ huyết, bổ huyết, bổ khí để cố thoát. Khi dùng các Thu*c công hạ để điều trị bệnh cần phải lưu ý đến khí huyết, không nên quá nê trệ, quá hao tán mới có kết quả tốt.

- Điều hòa Tỳ, Vị: Tỳ, Vị là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hóa của khí huyết (Thổ vi vạn vật chi mẫu, Tỳ Vị vi sinh hóa chi nguyên). Nếu Tỳ, Vị bị tổn thương, nguồn sinh hóa không đầy đủ thì bệnh tật phát sinh. Vì thế, cần phải điều hòa Tỳ, Vị thì nguồn sinh hóa được bồi đắp, bệnh sẽ lui. Cần phải căn cứ vào chứng trạng cụ thể: Hư thì bổ, tích thì tiêu, hàn thì ôn ấm, nhiệt thì thanh. Không nên dùng Thu*c quá nê trệ, công phạt quá mạnh gây thương Vị khí, ảnh hưởng đến công năng vận hóa.

- Điều dưỡng Can, Thận: Can chủ tàng huyết, Thận tàng tinh, sinh huyết. Can, Thận đều liên quan đến bào cung. Can chủ sơ tiết, Thận chủ bế tàng, 2 tạng này có quan hệ mật thiết với nhau. Kinh Quyết âm Can và Thái âm Thận có liên quan đến 2 mạch Xung, Nhâm. Mạch Xung cùng với Thận kinh đến rốn rồi đi lên. Can kinh bắt đầu từ ngón chân cái (huyệt Đại Đôn) đi lên mắt hợp với mạch Xung, Nhâm. Mạch Xung, Nhâm bị tổn thương điều ảnh hưởng đến công năng của Can, Thận. Tất cả những bệnh bế kinh, rong kinh, rong huyết, đới hạ… đều do Can, Thân hư và Xung, Nhâm thương tổn gây nên. Vì vậy, dưỡng Can Thận tức dưỡng Xung, Nhâm.

Bác sĩ: Nguyễn Thùy Ngân

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/dac-diem-benh-ly-san-phu-khoa-theo-y-hoc-co-truyen-theo-dong-y-tho-xuan-duong)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY