Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Đánh bay cảm lạnh, ho sốt cho bé trong ngày đông rét mướt: Mẹ hãy lượm ngay những bài Thuốc từ loại lá quen thuộc này

Sử dụng lá tía tô theo những bài Thuốc đơn giản dưới đây theo hướng dẫn của chuyên gia Đông y, mẹ hãy yên tâm con không ho, không sốt, cũng chẳng còn sợ cảm lạnh nữa nhé!

Lá tía tô dùng để chữa bệnh mùa đông cho trẻ theo những cách nào?

Theo lương y bùi hồng minh, vào những ngày mùa đông rét mướt, hệ miễn dịch của trẻ vốn còn yếu ớt nên rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. do đó, sử dụng những phương Thuốc là kháng sinh tự nhiên như lá tía tô càng được chú trọng. một số bài Thuốc chữa bệnh thường gặp cho bé vào mùa đông từ loại lá này là:

Đánh bay cảm lạnh, ho sốt cho bé trong ngày đông rét mướt: Mẹ hãy lượm ngay những bài Thuốc từ loại lá quen thuộc này - Ảnh 1.

Chữa ho khan, ho nặng có đờm

Nguyên liệu

- 20g lá tía tô.

- 5g hoa đu đủ đực.

- 5g hoa khế.

- 5g đường phèn.

Cách làm: Tất cả những nguyên liệu trên làm sạch, sau đó đem giã chung với nhau, lấy nước cốt rồi đem hấp cách thủy.

cách dùng: hỗn hợp để nguội thì cho bé uống tầm 5 lần, mỗi lần 2,5ml. áp dụng cho trẻ sơ sinh lẫn trẻ nhỏ đều được.

Hoặc, mẹ có thể sử dụng bài Thuốc sau cũng chữa ho cho bé rất tốt:

Đánh bay cảm lạnh, ho sốt cho bé trong ngày đông rét mướt: Mẹ hãy lượm ngay những bài Thuốc từ loại lá quen thuộc này - Ảnh 2.

Tất cả những nguyên liệu trên làm sạch, sau đó đem giã chung với nhau, lấy nước cốt rồi đem hấp cách thủy.

Nguyên liệu

- 100g lá tía tô.

- 100g lá kinh giới cả cành.

- 5g gừng.

- 500ml nước lọc.

Cách làm

- Lá tía tô, kinh giới đem rửa sạch, vò nhẹ, gừng rửa sạch, cho tất cả vào nồi đun cùng 500ml nước.

- Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa đun thêm 10 phút rồi tắt bếp.

Cách dùng: Uống đồ uống liên tục trong 5 ngày. Áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Hạ sốt cho trẻ

Đối với trẻ bú mẹ

- lấy khoảng 10 cành tía tô, mẹ rửa sạch để ráo nước rồi giã lấy nước cốt uống trực tiếp sau đó cho bé bú trước khi đi tiêm phòng cho trẻ và sau khi đi tiêm phòng.

- khi bé bị sốt không do tiêm phòng, mẹ cũng áp dụng cách này và cho bé bú càng nhiều càng tốt.

Đối với trẻ uống sữa công thức

Mẹ giã khoảng 20g lá tía tô lấy nước cốt, pha với một chút nước ấm cho bé uống mỗi lần 2.5ml(nửa muỗng cà phê), ngày uống 3 lần.

Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên

Mẹ có thể nấu cháo tía tô trứng gà cho con ăn hạ sốt, cho con uống nước sắc lá tía tô... để hạ sốt nhanh, không cần dùng Thuốc kháng sinh...

Cụ thể, với món cháo tía tô, chỉ cần nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng, có thể cho thêm hành để phát huy hiệu quả hạ sốt tốt hơn.

Đánh bay cảm lạnh, ho sốt cho bé trong ngày đông rét mướt: Mẹ hãy lượm ngay những bài Thuốc từ loại lá quen thuộc này - Ảnh 4.

Với món cháo tía tô, chỉ cần nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng, có thể cho thêm hành để phát huy hiệu quả hạ sốt tốt hơn.

Đối với món nước lá tía tô, mẹ lấy 15-20g lá đem giã nát, chế nước sôi gạn nước trong để uống. Hoặc lá tía tô khô hãm nước sôi uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. Hai cách này đều có thể dùng cho trẻ em lẫn người già.

Lá tía tô là kháng sinh tự nhiên cực mạnh, trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh đều được hưởng lợi

Có thể bạn không biết, vào thời điểm trước khi đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ vài ngày, nhiều bà mẹ thông thái hay có thói quen cho trẻ uống nước lá tía tô. Với trẻ sơ sinh, mẹ có thể uống để cho con bú sữa.

Kinh nghiệm truyền miệng này cho rằng, lá tía tô có tính kháng sinh mạnh, có khả năng tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ trẻ bị ốm sốt do tiêm phòng. Rất nhiều mẹ áp dụng và quả thực, nước lá tía tô phát huy công dụng rất tốt. Đây không phải là kinh nghiệm dân gian, tính kháng sinh cực mạnh của tía tô đã được ghi nhận trong cả Đông - Tây y.

Đánh bay cảm lạnh, ho sốt cho bé trong ngày đông rét mướt: Mẹ hãy lượm ngay những bài Thuốc từ loại lá quen thuộc này - Ảnh 5.

Lá tía tô có tính kháng sinh mạnh, có khả năng tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ trẻ bị ốm sốt do tiêm phòng.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, không độc. Lương y ghi nhận, lá tía tô là rau thơm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị Thuốc rất hay dùng, để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và dùng làm Thuốc...

Y học hiện đại cũng công nhận, tía tô có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe và P. Chúng không chỉ giúp món ăn của bạn thêm màu sắc, mùi vị, giúp bạn ngon miệng hơn mà còn có tính năng chữa bệnh cực tốt. Không chỉ vào những ngày mùa đông lạnh lẽo, ngay cả những tháng ngày nóng nực, loại rau gia vị này vẫn nên có sẵn trong nhà để chữa các chứng bệnh ho, sốt, viêm họng...

Chỉ cần bỏ một chút thời gian, công sức, bạn sẽ không tốn một xu mua Thuốc mà vẫn có thể chấm dứt ốm sốt hoàn toàn. đặc biệt, công dụng chữa bệnh của lá tía tô không chỉ phát huy trên người lớn mà ngay cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng có thể áp dụng các bài Thuốc đơn giản, an toàn nhưng hiệu quả cao.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/danh-bay-cam-lanh-ho-sot-cho-be-trong-ngay-dong-ret-muot-me-hay-luom-ngay-nhung-bai-thuoc-tu-loai-la-quen-thuoc-nay-20210106164738751.chn)

Tin cùng nội dung

  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Các bài Thuốc trừ phong dùng để chữa các chứng bệnh do nội phong và ngoại phong gây ra.
  • Thuốc tả hạ là những bài Thuốc có tác dụng làm thông đại tiện: bài trừ tích trệ ở trường vị, trừ thực nhiệt, trục thủy âm do tích trệ ở tỳ vị, thực nhiệt kẽ ở bên trong, ứ nước, hàn tích và táo bón gây ra bệnh.
  • Các bài Thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết, điều hòa khí cơ, tạng phủ dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, bất hòa và bệnh sốt rét.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY