Bệnh do một loại virus gây ra. Ở trẻ, bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Biểu hiện chính là xuất hiện các bọng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối.
Đây là đặc trưng thường gặp khi trẻ bị tay chân miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước. Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục. Những nốt ban này không đau, không ngứa… kéo dài khoảng 10 ngày.
Bệnh tay chân miệng vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới những biến chứng khó lường như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn tới Tu vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. (Ảnh minh họa)
Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt.
Với những tay chân miệng này, nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường. Khi trẻ có dấu hiệu này, phải đưa đến cơ sở y tế ngay để có chẩn đoán chính xác nhất.
Bệnh tay chân miệng vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới những biến chứng khó lường như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn tới Tu vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Vì vậy, khi phát hiện con có của bệnh, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay để đảm bảo điều trị kịp thời.
Chủ đề liên quan:
bệnh tay chân bệnh tay chân miệng chán ăn đau bụng dấu hiệu dấu hiệu bệnh đau họng mệt mỏi nổi ban sốt nhẹ tay chân tay chân miệng