Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Dấu hiệu đột quỵ và cách xử trí

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh, chứng đột quỵ não vẫn có thể được phòng ngừa nếu người bệnh sớm nhận ra những dấu hiệu ban đầu và nhập viện kịp thời.

TS.BS Nguyễn Anh Tài, Trưởng khoa Nội thần kinh BV Chợ Rẫy TPHCM cho biết, hai nguyên chính dẫn đến đột quỵ là nhồi máu não, tức mạch máu não bị tắc và xuất huyết não, tức mạch máu não bị vỡ. Khó khăn trong điều trị là người bệnh kém hiểu biết về bệnh và trì trệ nhập viện.

Mỗi ngày BV Chợ Rẫy tiếp nhận từ 15 đến 20 ca đột quỵ. Nhiều bệnh nhân bỏ qua những triệu chứng ban đầu hoặc nhập viện muộn. Ảnh minh họa: Thiên Chương

BS Tài cảnh báo, những dấu hiệu ban đầu mà người bệnh cần nhận biết để cảnh giác là tê tay, líu lưỡi, khó nói, miệng bị giật méo, mắt mờ. "Các triệu chứng ban đầu thường phục hồi nhanh trong ngày nên người bệnh dễ bỏ qua. Nếu không khám, sau vài ba cơn triệu chứng nhẹ thì cơn nặng sẽ đến", bác sĩ Tài nói.

Để ngăn đột quỵ não nặng, BS Tài khuyên khi thấy các triệu chứng trên, bệnh nhân cần lập tức đến cơ sở y tế để được kiểm tra hệ thống mạch máu, chức năng tim mạch nhằm đưa ra hướng can thiệp kịp thời.

Một sai lầm khác là mọi người nghĩ rằng bệnh chỉ xảy ra ở người lớn tuổi nên chủ quan với đột quỵ não. Thực tế, bệnh này có thể đến với mọi lứa tuổi. "Tại BV Chợ Rẫy, chúng tôi từng tiếp nhận những bệnh nhân chỉ 14 tuổi. Thậm chí trẻ em cũng mắc bệnh", bác sĩ Tài cho biết.

Tại BV Chợ Rẫy, không ít bệnh nhân mang di chứng suốt đời, thậm chí Tu vong do đột quỵ vì người thân trì trệ trong việc chuyển đến bệnh viện.

"Khảo sát cho thấy, nhiều người không đến bệnh viện ngay vì ngại tốn tiền, số khác không biết đó là đột quỵ nên cứ trùm chăn, xoa dầu, cạo gió hoặc tự cho bệnh nhân uống Thu*c. Điều này là hoàn toàn sai lầm", BS Tài nói.

Các xử trí tốt nhất theo BS Tài là lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. "Dù chẩn đoán đột quỵ não không đơn giản, nhưng việc đến bệnh viện vẫn tốt hơn giữ bệnh nhân ở nhà tự chữa trị", bác sĩ Tài nói.

Cũng theo BS Tài, theo lý thuyết, "thời gian vàng" để cấp cứu đột quỵ não là từ 3 đến 6 tiếng đồng hồ. Thời gian lý tưởng nhất để có thể cứu được bệnh nhân là 1-2 giờ đồng hồ sau khi đột quỵ. Càng nhập viện muộn, người bệnh càng dễ bị các di chứng như liệt người, sống đời sống thực vật thậm chí Tu vong.

Để phòng bệnh, mỗi người cần tự kiểm soát được huyết áp, thăm khám sức khỏe tổng quát theo định kỳ, kiểm soát cân nặng, hạn chế rượu, bia, siêng năng vận động. “Trên thực tế, gần 90% bệnh nhân nhập viện là những người chưa từng kiểm tra sức khỏe”, BS Tài cho biết.

Sơ cứu tại chỗ (ở nhà), người bệnh cần được nới rộng quần áo. Nếu bệnh nhân nôn ói thì nên đặt nằm nghiêng để tránh sặc. Không nên sợ bệnh nhân cắn lưỡi mà dùng các vật lạ để cán vào miệng.

 AloBacsi.vnTheo Thiên Chương - VnExpress
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dau-hieu-dot-quy-va-cach-xu-tri-n45322.html)

Tin cùng nội dung

  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY