Bệnh theo mùa hôm nay

Dấu hiệu phân biệt sốt xuất huyết và cúm H1N1

Nếu bị sốt cao liên tục, uống Thu*c hạ sốt chỉ được thời gian ngắn lại sốt cao thì bệnh nhân có thể bị sốt xuất huyết.
Còn nếu sốt kèm theo biểu hiện viêm họng, ho thì nhiều khả năng là cúm H1N1.

Tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, mỗi ngày có khoảng 650 bệnh nhân đến khám, trong đó 200 trường hợp là nghi ngờ cúm H1N1, còn lại chủ yếu là sốt xuất huyết.

TS Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng cho biết: "Trong ngày đầu tiên, khó phân biệt 2 bệnh này vì đều có biểu hiện chung là sốt. Không thể làm xét nghiệm PCR để phân loại cúm H1N1 vì hiện chỉ xét nghiệm cho đối tượng nguy cơ cao, làm công thức máu cũng sẽ khó để phân loại sốt xuất huyết vì tiểu cầu chưa hạ".

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Kính nếu là sốt do sốt xuất huyết thì thường sốt cao ngay, liên tục còn do cúm thì thường rải rác và kèm theo biểu hiện viêm họng, ho.

Khi dùng Paracetamol để hạ nhiệt, nếu là sốt xuất huyết thì chỉ hạ nhiệt được trong thời gian ngắn, sau đó tiếp tục sốt cao còn với cúm thì thời gian hạ nhiệt kéo dài hơn.

"Với bệnh nhân sốt xuất huyết, bác sĩ có kinh nghiệm có thể phát hiện da người bệnh xung huyết nặng nề hơn, ấn tay vào thấy quầng đỏ rõ rệt", TS Kính cho biết.

Cũng theo tiến sĩ Kính, bệnh dễ phân biệt hơn vào ngày thứ 2,3.

Với cúm, ngày thứ 2 bệnh nhân bắt đầu xuất hiện triệu chứng của viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên. Trường hợp nặng có thể thấy đau tức ngực, khó thở.

Ngược lại, với bệnh sốt xuất huyết thì sốt cao liên tục từ 2 đến 7 ngày. Từ ngày thứ 2 trở đi bệnh nhân đã có biểu hiện xuất huyết dù là tối thiểu. Các ngày sau, triệu chứng rõ ràng hơn. Một số người có thể chảy máu chân răng, chảy máu cam, hoặc chấm xuất huyết dưới da. Phụ nữ xuất hiện hành kinh sớm hơn chu kỳ bình thường, kỳ kinh kéo dài hơn bình thường. Nếu đến cơ sở y tế có thể làm xét nghiệm máu xem lượng tiểu cầu hạ đến mức nào.

TS Nguyễn Hồng Hà, Viện phó Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia cũng cho biết, bệnh nhân đến khám bị sốt thường làm 2 xét nghiệm để sàng lọc bệnh là test cúm nhanh và công thức máu.

"Nếu làm test nhanh mà dương tính thì với tình hinh dịch H1N1 lan tràn như hiện nay sẽ điều trị bằng Tamiflu. Nếu làm công thức máu mà thấy tiểu cầu hạ thì là sốt xuất huyết", tiến sĩ Hà cho biết.

Nếu cả 2 cách này vẫn chưa phân biệt được bệnh thì bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân khám lại vào ngày thứ 3 - 4 (có điều kiện thì 1-2 ngày khám lại), khi đó các triệu chứng cũng rõ ràng hơn. Nếu là sốt xuất huyết thì tiểu cầu sẽ hạ, nếu là cúm có thể biến chứng viêm phổi (hoặc bệnh nhân khỏi bệnh chỉ sau 2 - 3 ngày).

"Việc làm test cúm nhanh chỉ xác định được là tuýp cúm A hay không, hơn nữa tỷ lệ chính xác cũng không cao nên test này chỉ để hỗ trợ chẩn đoán của bác sĩ. Nếu bệnh nhân có biểu hiện bệnh cảnh lâm sàng cúm rõ ràng thì sẽ được điều trị bằng Tamiflu ngay", TS Hà cho biết.

Theo Nam Phương - VnExpress
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dau-hieu-phan-biet-sot-xuat-huyet-va-cum-h1n1-n257850.html)

Tin cùng nội dung

  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY