Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nào cũng cần phải nắm rõ

Bệnh tiêu chảy là bệnh khá thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là kiến thức mà mẹ nào cũng cần phải nắm rõ để biết cách phát hiện và điều trị kịp thời cho con. Tránh chủ quan sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bé.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nguy hiểm như thế nào?

Tiêu chảy là một bệnh rối loạn về đường tiêu hóa thường gặp ở nhiều người tuy nhiên nó lại khá nguy hiểm với trẻ sơ sinh. nếu như tình trạng trẻ bị táo bón rất dễ nhận biết bằng việc trẻ không đại tiện, đại tiện khó khăn thì tình trạng trẻ bị tiêu chảy lại khó nhận biết nếu bố mẹ không để ý kỹ. bởi vì trẻ sơ sinh còn nhỏ, bé hoàn toàn ăn bằng sữa mẹ nên hình thái phân của bé cũng không giống người lớn nên khó phát hiện.

Hậu quả của việc phát hiện muộn các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể dẫn tới tình trạng mất nước, khiến quá trình trao đổi chất của bé rối loạn và sự cân bằng thân nhiệt của bé bị ảnh hưởng nhanh chóng. bé bị mất nước nghiêm trọng và thậm chí là có thể dẫn đến Tu vong. vì vậy, cha mẹ cần phải có kiến thức để nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và biết cách xử lý kịp thời khi trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này.

Một điều đáng lưu ý nữa đó là nếu bé được bú mẹ 100% trong 6 tháng đầu thì sẽ rất hiếm xảy ra tình trạng tiêu chảy. Từ khi là bé ăn sữa ngoài, hoặc mẹ hoặc bé gặp vấn đề về bệnh lý đường tiêu hóa hoặc do một nguyên nhân về bệnh lý gây suy giảm miễn dịch nào khác.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Để nhận biết được các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thì cha mẹ cần nắm được thói quen đi vệ sinh của bé để biết bé đi vệ sinh như thế nào, ngày mấy lần, vào khoảng thời gian nào, phân bé thường ra sao. khi bé có các biểu hiện đại tiện bất thường như: số lần đi vệ sinh tăng lên nhiều lần, màu sắc phân, số lượng phân thì chứng tỏ là bé bị tiêu chảy.

Với người lớn thì bị tiêu chảy thường có dấu hiệu rõ ràng nhất là đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày. tuy nhiên, bởi vì trẻ sơ sinh đi đại tiện chưa được đều đặn và ổn định giống như người lớn, cho nên không phải lúc nào bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày là mẹ đã kết luận rằng bé đã bị tiêu chảy rồi. chẳng hạn, các bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi vẫn thường đi ngoài từ 2 đến 5 lần mỗi ngày, còn các bé trên 6 tháng thì đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày.

Thức ăn chính của bé sơ sinh là sữa mẹ nên trẻ sẽ đi ngoài thường xuyên hơn sau mỗi lần bú và phân thường rất mềm, lỏng, màu vàng nhạt và không nặng mùi. ngoài ra, phân của trẻ cũng sẽ có những thay đổi khác tùy thuộc vào thức ăn mà mẹ đã ăn. nếu trẻ ăn sữa công thức thì phân sẽ đặc hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú mẹ.

Việc xác định chính xác các dấu hiệu bé sơ sinh bị tiêu chảy hay không đôi khi khiến mẹ gặp nhiều khó khăn. để dễ dàng nhận biết sớm các biểu tiêu chảy mẹ hãy để ý một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phổ biến nhất như sau:

-Đột nhiên bé đi đại tiện nhiều hơn so với những ngày bình thường khác

-Phân của trẻ lỏng hơn, rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước. Màu sắc phân của bé thay đổi, mùi tanh hơn.

-Nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân còn có thể lẫn cả máu.

- Nếu bị nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn thì trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

- ngoài dấu hiệu bất thường về phân và số lần đại tiện thì kèm theo đó trẻ thường có các biểu hiện như: khó chịu, quấy khóc, bú kém, có thể sốt nhẹ hoặc không, nôn ói…

-bé tiêu chảy kèm sốt cao liên tục, quấy khóc, không bú và mất nước thì có thể bé đã bị tiêu chảy cấp. đây là tình trạng tiêu chảy nguy hiểm nhất và cần phải đưa ngay bé tới bệnh viện.

Mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?

Khi phát hiện được các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thì bố mẹ phải làm gì? lúc này bố mẹ cần phải bình tĩnh, không được quá lo lắng mà phải áp dụng ngay một số những biện pháp sau đây:

-nếu bé sơ sinh chỉ bị tiêu chảy nhẹ và không có thêm các triệu chứng nào khác thì mẹ không quá lo lắng, cho bé bú nhiều hơn để tránh mất nước, đồng thời mẹ cần chú ý lại các thức ăn mình ăn xem có vấn đề gì không. mẹ nhớ ăn chín, uống sôi, ăn đồ ấm nóng thì các triệu chứng của bé sẽ tự hết sau 1 - 2 ngày.

-trong những ngày bé bị tiêu chảy, mẹ vẫn nên cho con bú bình thường để bù nước và bù điện giải. ngoài ra, có thể cho con uống nước bù điện giải dành cho trẻ sơ sinh cũng giúp bù lại lượng nước và các chất điện giải như natri, kali bị mất do tiêu chảy. mẹ cho bé uống từ 50ml-10ml oresol sau mỗi lần bé bị đi ngoài.

-nếu bé ăn sữa công thức thì mẹ có thể tham khảo cho bé uống các loại thức uống đặc biệt có chứa chất điện phân và đường. tuy nhiên, mẹ lưu ý tuyệt đối không được cho bé sử dụng các loại Thu*c tiêu chảy dùng cho người lớn.

- Mỗi lần bé đi ngoài xong mẹ nên lau rửa, vệ sinh sạch sẽ cho bé cẩn thận. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần rửa tay và thay tã cho bé thường xuyên để tránh lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy.

- Lưu ý đến tình trạng mất nước ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng mất nước này diễn ra rất nhanh và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như sốc, hôn mê, suy hô hấp và nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Các dấu hiệu mất nước có thể là: miệng bé khô, mắt khô và trũng sâu, da bé khô, không đàn hồi khi bị ấn xuống, trong khoảng 8 tiếng mà bé không đi tiểu tiện, bé khóc mà không có nước mắt, vùng thóp của bé có dấu hiệu trũng xuống… khi có hiện tượng này mẹ cần nhanh chóng bù nước cho bé và cho bé đến bệnh viện.

Lưu ý cho mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Khi bé bị tiêu chảy, mẹ cần phải quan sát và chú ý đến tình trạng của bé, không tự ý điều trị và cho bé uống Thu*c tiêu hóa hay men tiêu hóa… nhất lại là các loại Thu*c dành cho người lớn. Nếu trẻ vẫn bú và vẫn ngủ ngoan bình thường thì không có vấn đề gì đáng ngại. Mẹ chỉ cần theo dõi và chú ý hơn trong việc ăn uống để đảm bảo nguồn sữa cho bé bú.

Nếu hơn 2 ngày mà các triệu chứng tiêu chảy của bé không giảm bớt thì mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ. ngoài ra, nếu như bé có các triệu chứng như sau thì mẹ cần phải đưa bé đến ngay bác sĩ vì có thể đó là dấu hiệu của tiêu chảy cấp và rất nguy hiểm tới sức khỏe của bé:

-Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và sốt cao không ngừng

-Trẻ bị tiêu chảy kèm theo phân lẫn máu

-Trẻ tiêu chảy hơn 3 lần/ngày kèm theo nôn ói liên tục

-Bé tiêu chảy nhiều lần, đi 8 lần liên tục trong vòng 8 giờ

-Bé tiêu chảy mới hết xong lại tái phát lặp lại

Như vậy, mẹ cần biết cách nhận biết đúng các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và cần thực hiện đúng những biện pháp xử lý đúng, kịp thời để bé mau phục hồi. bố mẹ không nên quá lo lắng, hoảng hốt và tuyệt đối không tự ý điều trị cho bé bằng các loại Thu*c, men tiêu hóa mà không qua chỉ định của bác sĩ.

Minh Trang | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/dau-hieu-tre-so-sinh-bi-tieu-chay-me-nao-cung-can-phai-nam-ro-347837)

Tin cùng nội dung

  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Tiêu chảy có thể xảy ra cấp tính (xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 4 tuần) hay mạn tính (dai dẳng). Tiêu chảy dẫn đến tình trạng mất nước, gây mệt mỏi, chóng mặt, mất ý thức, nhịp tim nhanh, hôn mê
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY