Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Đau khớp thái dương hàm, nên khám và điều trị ở đâu?

Con hay bị đau khớp hàm đã hơn 4 năm nay. Giờ con không há miệng to được và mỗi lần há miệng lại cảm thấy nhức. Con phải điều trị như thế nào ạ?

Gởi AloBacsi,

Con hay bị đau khớp hàm. Khi con học lớp 8 thì khớp hàm con bắt đầu bị méo đi, triệu trứng trước đó là khi há miệng thì nghe tiếng cộp cộp, còn khi ngáp thì bị kêu cộp 1 cái rồi cứng đơ, con phải lấy tay day thì mới ngậm miệng lại được. Nhưng bây giờ con ngáp nhỏ lại và phải lấy tay ôm hai bên mặt để không bị nhức và há miệng thì vẫn kêu cộp hoặc lạo xạo.

Con để ý từ đó đến giờ gương mặt con càng ngày càng bị mất cân đối, mắt trái cao hơn mắt phải và khi nhắm mắt thì mắt trái nhắm không hết. Con còn hay bị đau tai và cảm thấy nhức hai bên hàm khi nhai nhiều, ăn nhiều hay nói nhiều. Con cảm thấy rất lo sợ và hay khóc khi thấy mình như lúc này.

Khớp của con bị trật sang bên phải và con thấy mình khác người. Bạn bè con đứa nào cũng bàn tán về con. Bây giờ con không há miệng to được và mỗi lần há miệng lại cảm thấy nhức. Giờ con phải điều trị như thế nào, ở đâu là tốt nhất, AloBacsi ơi?

(Mỹ Tiên, 16 tuổi – TPHCM)

Ảnh minh họa

Bạn Mỹ Tiên thân mến,

Bệnh của bạn là loạn năng thái dương hàm, nghĩa là khớp thái dương hàm (khớp nối hàm dưới với nền sọ) bị rối loạn chức năng. Theo như bạn mô tả thì có vẻ triệu chứng đã khá nặng, bạn nên đi khám và chữa trị ngay bây giờ luôn để gương mặt được cân đối trở lại cũng như không còn lo sợ khi phải ăn nhai hay nói chuyện nữa.

Để có kế hoạch chuẩn, còn cần phải làm 1 số việc như chụp phim các tư thế há ngậm, chụp mặt thẳng, chụp mặt nghiêng...

Hiện nay không có nhiều nơi bệnh này, chỉ có những cơ sở chuyên về răng hàm mặt là có BS chuyên chữa trị về khớp bao gồm: khoa Răng Hàm Mặt của ĐH Y Dược TPHCM, ĐH Y Huế, ĐH Y Cần Thơ, ĐH RHM Hà Nội, BV RHM Trung Ương tại Hà Nội và TPHCM, BV RHM TPHCM...

Bạn nên đến thẳng cơ sở gần nhất càng sớm càng tốt để tránh mất tiền và thời gian cho việc chữa trị không đúng nơi vì bệnh này phải BS chuyên về bệnh lý mới chữa được.

Bệnh này không phải là bệnh nan y hay căn bệnh gì quái lạ, bạn đừng nên quá tự ti nhé. Chúc bạn mau khỏi bệnh để sớm tập trung hơn cho việc học.

Thân chào bạn!

Thưa bác sĩ,

Cách đây 5 tháng em bị đau hàm bên trái cứ há miệng là đau và nhai đau. Em đã đi khám ở BV Trung ương Huế. BS nói em bị viêm chân răng số 8 và nhổ răng số 8. Nhưng nó hết đau trong thời gian dài và chuyển sang đau bên phải. Em đi khám, BS bảo em bị viêm khớp hàm, kê đơn Thu*c về uống nhưng vẫn không lành. BS dặn về nhà tập há miệng, nhưng đến nay vẫn không cải thiện. Mong BS tư vấn giúp. (Kim Duyên – Huế)

Bạn Duyên thân mến,

Viêm là 1 bệnh trị được chứ không phải là không, tuy nhiên đòi hỏi một sự kiên nhẫn khá lớn từ bạn. Bệnh lý về cũng không phải có nhiều bác sĩ biết cách chữa trị do bệnh này khá phức tạp, có nhiều nguyên nhân gây ra, triệu chứng cũng rất đa dạng.

Bạn nên đến BV chuyên về Răng Hàm Mặt như BV Răng Hàm Mặt Trung ương chẳng hạn hoặc đến khoa Răng Hàm Mặt ĐH Y Dược thì mới có bác sĩ chuyên về bệnh lý khớp hàm. Còn các bệnh viên khác thì hầu như chỉ có BS Răng Hàm Mặt chứ không có BS RHM mà lại chuyên sâu về khớp đâu bạn nhé.

Nếu ở Huế, bạn có thể liên hệ khám và điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt ĐH Y Huế.

Thân chào bạn!

BS Đoàn Khánh Ngọc - AloBacsi.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dau-khop-thai-duong-ham-nen-kham-va-dieu-tri-o-dau-n104720.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm khớp có thể do chấn thương; do sử dụng quá mức ổ khớp; do bệnh lý hoặc do tuổi già (lão hóa)... Thường người bệnh có các triệu chứng như: sưng, đỏ, nóng, đau, cứng khớp và giới hạn biên độ hoạt động của khớp.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY