Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Ðau loạn dưỡng do thần kinh giao cảm

Hội chứng đau loạn dưỡng Sudeck là tình trạng bệnh lý đau và loạn dưỡng do rối loạn chức năng hệ thần kinh giao cảm dẫn đến mất canxi nặng của xương làm giảm khả năng vận động.
Hội chứng đau loạn dưỡng Sudeck là tình trạng bệnh lý đau và loạn dưỡng do rối loạn chức năng hệ thần kinh giao cảm dẫn đến mất canxi nặng của xương làm giảm khả năng vận động.

Chấn thương và bệnh lý gây đau loạn dưỡng Sudeck

Hội chứng đau loạn dưỡng Sudeck thường gặp ở những người đái tháo đường, nghiện rượu, bệnh gút. Có khoảng 75% số bệnh nhân tìm thấy nguyên nhân phát bệnh gồm: chấn thương nặng như gãy xương, tụ máu, trật khớp, bong gân… hoặc chấn thương quá nhẹ mà bệnh nhân không nhớ tới; Sau một số phẫu thuật, nhất là những phẫu thuật sọ não, lồng ngực, chậu hông; Do bất động quá lâu trong các trường hợp bó bột, nằm lâu; Do một số bệnh lý như nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, viêm màng ngoài tim, lao phổi, ung thư phế quản, cường tuyến giáp, đái tháo đường, liệt nửa người, ép tủy, bệnh Parkinson, u não…; Do dùng một số Thu*c kéo dài như Phenobarbital, Rimifon, i-ốt phóng xạ I-131... Biểu hiện của bệnh

Hội chứng đau loạn dưỡng Sudeck thường diễn biến qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn đau và sưng tấy xảy ra sau một nguyên nhân tác động, chi bị bệnh đau, mức độ đau nhiều, đau liên tục, đau tăng về đêm và khi vận động, giảm đau khi nghỉ ngơi. Lúc đầu không thấy có gì đặc biệt ở bên chi đau, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, ở chi bị bệnh xuất hiện dấu hiệu sưng tấy phù căng, đỏ và nóng, da bóng nhẵn, hơi ướt, cảm giác mạch đập mạnh.

Giai đoạn rối loạn dinh dưỡng: xuất hiện sau 1-2 tuần kể từ lúc khởi bệnh, đau vẫn tiếp tục lúc tăng lúc giảm, phù giảm dần, da trở nên dày, tím, dính, các gân co kéo, bao khớp co kéo làm cho các khớp ở chi bệnh hạn chế vận động nhiều, lâu dần, các cơ của chi cũng teo dần, cuối cùng dẫn tới teo cơ và giảm vận động cả chi bệnh so với bên lành.

Chụp phim Xquang thấy xương mất canxi xuất hiện sớm và nặng dần, có hình ảnh mất canxi từng vùng, từng ổ, chỗ đậm chỗ nhạt tạo nên hình xương lốm đốm lan rộng hoặc hình ảnh mất canxi đồng đều, loãng xương, thưa xương, xương thấu quang. Siêu âm Doppler thấy tăng tốc độ tuần hoàn tại chỗ.

Hội chứng đau loạn dưỡng chi trên

Còn gọi là hội chứng vai - tay. Bệnh thường bắt đầu từ từ, tăng dần nhưng cũng có thể khởi phát đột ngột nhanh chóng, trải qua hai giai đoạn: giai đoạn sưng tấy kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Bàn tay và một phần cẳng tay có các triệu chứng: đau nhiều và bại không vận động được. Phù lan tỏa cả bàn tay và một phần cẳng tay. Da căng bóng có màu đỏ hồng rồi chuyển sang đỏ tía, hơi ướt, sờ vào thấy nóng, có cảm giác mạch đập. Khớp và cơ như cứng lại, khó vận động. Vai bị đau và hạn chế vận động từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng, vai trở nên bất động hoàn toàn gọi là vai đông cứng. Chụp Xquang xuất hiện muộn, sau 3 tuần thấy hình ảnh mất canxi không đều, hình xương lốm đốm, hình nhiều hốc nhỏ hoặc hình thưa xương lan tỏa.

Ở giai đoạn teo: đau giảm dần, phù bớt nhưng teo dần. Bàn tay bị teo, da mỏng và nhẵn, hơi tím, lông rụng, bàn tay kiểu vuốt, ngón tay quắp vào khó duỗi ra, cổ tay gập, bàn tay cứng như gỗ. Vai gần như bất động, gần như đông cứng nhưng không đau. Tổn thương trên có thể kéo dài vĩnh viễn không hồi phục.

Hội chứng đau loạn dưỡng chi dưới

Sau một nguyên nhân phát động, bệnh nhân thấy đau bại chân, đau tăng dần khiến phải chống gậy mới đi được. Bàn chân có thể đau đơn thuần, đau bại cả bàn chân không đi được; chụp Xquang có hình ảnh loãng xương rải rác. Hoặc thể đau và phù: đau bại chân không đi được, phù to, đỏ nóng cả bàn chân giống như viêm, vận động thụ động khó vì đau và phù, chụp Xquang thấy loãng xương toàn bộ. Ở khớp gối, tổn thương có nhiều thể: sưng tấy nhiều dễ nhầm với viêm khớp gối; tràn dịch khớp gối và teo cơ cẳng chân; cứng khớp gối, teo cơ đùi và cẳng chân; thể đau ít. Khớp háng: đau và hạn chế vận động khớp háng, teo các cơ ở đùi, chụp Xquang thấy thưa xương, loãng xương tăng dần ở vùng khớp háng. Đau loạn dưỡng ở chân thường khỏi khi điều trị đúng, ít khi để lại di chứng. Thời gian trung bình từ khi phát bệnh đến khi khỏi với hai bàn chân là 12 tháng, với khớp gối là 7 tháng, khớp háng là 5 tháng.

Phương pháp điều trị

Việc điều trị hội chứng đau loạn dưỡng cần phối hợp giữa vận động và dùng Thu*c. Bệnh nhân cần tăng cường vận động chủ động và thụ động để tránh teo cơ, loãng xương. Các loại Thu*c có thể dùng là: Thu*c có tác dụng để hạn chế tình trạng mất canxi ở xương; Thu*c chống hiện tượng rối loạn mao mạch; Thu*c giãn mạch: hydergin. Phong bế novocain vào hạch giao cảm gốc chi, tiêm hydrocortisol vào khớp. Dùng các Thu*c giảm đau chống viêm. Sử dụng các phương pháp vật lý như điện dẫn Thu*c, sóng ngắn.

Lời khuyên của bác sĩ

Để phòng tránh hội chứng đau loạn dưỡng, cần khám phát hiện sớm và điều trị tích cực các bệnh đái tháo đường, bệnh gút, nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, viêm màng ngoài tim, lao phổi, ung thư phế quản, cường tuyến giáp, ép tủy, Parkinson, u não…

ThS. Trần Ngọc Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dau-loan-duong-do-than-kinh-giao-cam-4861.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh suy nhược thần kinh - còn gọi là tâm căn suy nhược được xác định là do căn nguyên tâm lý (chấn thương tinh thần, stress...) gây nên.
  • Anh Nguyễn Duy Hải (31 tuổi) với khối u nặng 80kg được các bác sĩ chẩn đoán bước đầu là u sợi thần kinh. Vậy u sợi thần kinh là gì?
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY