Thông tin y học nước ngoài hôm nay

Thông tin y học nước ngoài

Đau (Pain)

Liệu pháp nhận thức-hành vi liên quan tới hàng loạt những kỹ năng đối phó đa dạng và các phương pháp thư giãn nhằm giúp người bệnh chuẩn bị tinh thần và đối phó với cơn đau.

Đau là một cảm giác bình thường được xuất phát từ hệ thần kinh nhằm cảnh báo cho quý vị về chấn thương có thể xảy ra và nhu cầu chăm sóc cho bản thân. Đau cấp tính thường có nguyên nhân từ căn bệnh đột ngột, tình trạng viêm tấy hoặc tổn thương các mô. Thường thì nguyên nhân của đau cấp tính có thể được chẩn đoán và điều trị và tình trạng đau được giới hạn diễn ra trong một khoảng thời gian quy định với một mức độ trầm trọng nhất định.

Đau mạn tính không bao giờ chấm dứt – nó diễn ra dai dẳng trong một khoảng thời gian lâu hơn đau cấp tính và kháng được hầu hết các phương pháp điều trị y khoa. Những tín hiệu đau liên tục kích thích vào hệ thống thần kinh trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm sau sự việc không may gây đau đớn ban đầu. Có thể có nguyên nhân tiếp diễn gây nên đau -- viêm khớp, ung thư, nhiễm trùng tai, v.v. -- nhưng một số người lại chịu đau mạn tính dù trước đó không bị bất cứ chấn thương hoặc tổn thương nào tới cơ thể. Trớ trêu thay, đau mạn tính thường đi kèm với những tình trạng tê liệt.

Đau là một nhận thức phức tạp và có sự khác nhau lớn giữa nhận thức về đau của người này và người khác, kể cả ở những người nhìn có vẻ có những chấn thương hoặc bệnh tật giống nhau. Những người mắc bệnh tê liệt thường gặp phải tình trạng được gọi là đau do thần kinh (có nguyên nhân từ tình trạng tổn thương dây thần kinh trong cơ thể hoặc tủy sống hoặc chính bộ não). Uống Thu*c, châm cứu, kích thích điện cục bộ, kích thích não và phẫu thuật là một số phương pháp điều trị đau mạn tính. Liệu pháp tâm lý, thư giãn kết hợp với uống Thu*c, phản hồi sinh học và sửa đổi hành vi cũng có thể được áp dụng để chế ngự cơn đau.

Mục đích của việc kiểm soát đau là nhằm cải thiện chức năng, giúp những người mắc bệnh có thể đi làm, đi học hoặc tham gia các hoạt động trong ngày khác. Dưới đây là một số trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất:

Thuật châm cứu có nguồn gốc từ Trung Quốc hơn 2.500 năm trước và là thuật chữa bệnh bằng cách châm kim vào các huyệt đạo trên cơ thể. Mặc dù người ta vẫn đang tranh cãi về phương pháp cứu chữa bệnh của thuật châm cứu nhưng đây là một thuật chữa bệnh khá phổ biến và có thể một ngày nào người ta chứng minh được thuật châm cứu có hiệu quả đối với nhiều loại bệnh lý khác nhau vì nó vẫn đang được tiếp tục khám phá.

Thu*c giảm đau là thuật ngữ chỉ nhóm các loại Thu*c bao gồm phần lớn các Thu*c làm giảm đau nhức, ví dụ như Thu*c aspirin, acetaminophen, và ibuprofen. Các loại Thu*c làm dịu cơn đau không theo toa bác sĩ hoặc người bệnh tự mua thường được sử dụng để làm giảm đau từ nhẹ tới trung bình.

Thu*c kháng co giật được sử dụng để điều trị những rối loạn động kinh nhưng đôi khi nó cũng là Thu*c được kê toa để điều trị đau. Đặc biệt Thu*c Carbamazepine (Thu*c chống co giật) được sử dụng để điều trị một số bệnh lý gây đau đớn, gồm cả chứng đau dây thần kinh ba. Một loại Thu*c chống động kinh khác là gabapentin hiện đang được nghiên cứu về những đặc tính làm giảm đau của nó, đặc biệt là được dùng để điều trị chứng đau do thần kinh.

Các Thu*c chống suy nhược đôi khi cũng được sử dụng để điều trị cơn đau. Ngoài ra, các Thu*c an thần được gọi là benzodiazepine cũng có tác dụng như là những chất làm dịu bắp thịt và đôi khi được sử dụng làm Thu*c giảm đau.

Phản hồi sinh học được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề đau nhức thường gặp. Người ta sử dụng máy điện tử đặc biệt để giúp người bệnh nhận thức được, làm theo và lấy được khả năng kiểm soát một số chức năng nhất định của cơ thể, bao gồm tình trạng căng cơ, nhịp tim, và nhiệt độ da. Sau đó người bệnh có thể biết được cách thực hiện một sự thay đổi trong những phản ứng của họ đối với cơn đau, ví dụ như sử dụng các kỹ thuật thư giãn.

Capsaicin là một hóa chất được tìm thấy trong ớt và ớt cũng là thành phần chính trong các kem thoa giảm đau.

Thuật chữa bệnh bằng phương pháp nắn xương là việc dùng tay tác động lên cột sống, thường là để làm dịu đau lưng. Đây là một phương pháp gây tranh luận từ xưa tới nay. Nói chung, lợi ích của thuật nắn xương với tư cách là một phương thức điều trị cho bệnh đau lưng bị hạn chế vào một nhóm những người bị đau lưng dưới cấp tính không phức tạp mà họ có thể cảm thấy dịu đau qua công đoạn mát xoa của liệu pháp.

Liệu pháp nhận thức-hành vi liên quan tới hàng loạt những kỹ năng đối phó đa dạng và các phương pháp thư giãn nhằm giúp người bệnh chuẩn bị tinh thần và đối phó với cơn đau.

Tư vấn có thể mang đến cho người đang phải chịu đựng đau đớn nhiều sự hỗ trợ cần thiết, cho dù đó là lời tư vấn từ gia đình, nhóm hỗ trợ, hay từ người khác. Các nhóm hỗ trợ có thể đóng vai trò bổ sung quan trọng trong quá trình điều trị bằng Thu*c hoặc phẫu thuật.

Các Thu*c kháng viêm phi steroid (Nonsteroidal anti-inflammatory drugs - NSAIDs) thuộc nhóm các Thu*c làm giảm đau COX-2 inhibitors ("siêu aspirin") hoạt động bằng cách ngăn chặn hai en-zim, cyclooxygenase-1 và cyclooxygenase-2, cả hai en-zim này thúc đẩy quá trình sản xuất các hóc-môn hormones có tên prostaglandin vốn là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm tấy, sốt, và đau nhức. Các loại Thu*c mới hơn, có tên là COX-2 inhibitors, chủ yếu ngăn chặn cyclooxygenase-2 và ít mang lại các tác dụng phụ cho dạ dày-ruột hơn NSAIDs. Vào năm 1999, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration) đã chấp thuận hai loại Thu*c COX-2 inhibitors-rofecoxib (Vioxx) và celecoxib (Celebrex).

Phương pháp điều trị kích thích điện, bao gồm kích thích điện xuyên qua da (tens), kích thích điện thần kinh dưới da, và kích thích não hoặc tủy sống sâu, là những phương pháp mở rộng hiện đại của những liệu pháp điều trị bệnh lâu đời mà khi thực hiện các dây thần kinh ở các cơ chịu hàng loạt các kích thích khác nhau, kể cả nhiệt hoặc xoa bóp. không phải người bệnh nào cũng được áp dụng phương pháp kích thích điện, hay phương pháp này không đạt hiệu quả 100 phần trăm. những kỹ thuật dưới đây hiện đang được áp dụng đều có những yêu cầu riêng đối với trang thiết bị chuyên dụng và nhân sự được đào tạo về quy trình cụ thể:

* Kỹ thuật TENS sử dụng các mạch điện nhỏ xíu, xuyên qua da tới các sợi thần kinh, để gây nên những sự thay đổi đối với các cơ, ví dụ như tê liệt hay co thắt. Kết quả của quá trình này giúp người bệnh bớt đau tạm thời.
* Kỹ thuật kích thích tủy sống sử dụng các điện cực được đưa vào khoang trên màng cứng của tủy sống qua phẫu thuật. Người bệnh có khả năng phát ra một xung điện tới tủy sống sử dụng một thiết bị nhận xung điện giống như chiếc hộp nhỏ và một ăng-ten được dính vào da.
* Kích thích não sâu được xem là một phương pháp điều trị cực đoan và cần phải thực hiện kích thích não bằng phẫu thuật, thường là đồi thị. Phương pháp được thực hiện cho một số bệnh lý, bao gồm đau dữ dội, hội trứng đau trung ương, đau do ung thư, đau chi ma quái (phantom limb pain), và những tình trạng đau do thần kinh khác.

Tập thể dục: Do mối quan hệ giữa nhiều kiểu đau mạn tính và hiện tượng cơ yếu và bị căng đã rõ ràng nên tập thể dục, cho dù ở mức độ đi bộ nhẹ nhàng tới trung bình hay bơi, sẽ có thể góp phần đem lại cảm giác khỏe khoắn chung nhờ tăng lưu thông khí huyết vào cơ bắp. Như chúng ta đều biết tình trạng căng thẳng cũng góp phần làm tăng sự đau đớn, đồng thời chúng ta cũng biết rằng luyện tập, ngủ, và thư giãn đều có thể giúp làm giảm căng thẳng, từ đó làm dịu cơn đau.

Giấc ngủ nhân tạo, lần đầu tiên được chấp nhận là một phương thức điều trị y khoa vào năm 1958, tiếp tục phát triển rộng rãi, nhất là được áp dụng như là một phương thức bổ trợ cho quá trình chế ngự đau bằng Thu*c. Nói chung, phương thức giấc ngủ nhân tạo được sử dụng để kiểm soát chức năng hoặc phản ứng vật lý, hay nói cách khác, mức đau đớn mà người bệnh có thể chịu đựng. Giấc ngủ nhân tạo có thể làm giảm đau bằng cách tác động đến cách hóa chất trong hệ thần kinh, làm chậm các xung nhịp.

Thỉnh thoảng một số nhà điều trị liệu pháp vật lý còn dùng các tia lade tần thấp để điều trị cơn đau, nhưng cũng giống như nhiều phương thức điều trị khác, phương pháp này luôn gây nhiều tranh cãi.

Nam châm: Thường xuyên đeo nam châm vào cổ áo hoặc cổ tay như là một phương thức điều trị bệnh có nguồn gốc từ Người Ai Cập và Hy Lạp cổ. Mặc dù phương thức này thường bị những người theo chủ nghĩa hoài nghi bác bỏ vì cho đó là lăng băm và ngụy khoa học nhưng những người đề xuất đưa ra một học thuyết chứng minh rằng nam châm có thể ảnh hưởng đến những thay đổi trong các tế bào và do đó làm giảm cơn đau.

Các khối dây thần kinh tiếp nhận tác động của các loại Thu*c, các tác nhân hóa học hoặc các kỹ thuật phẫu thuật để làm gián đoạn quá trình truyền tiếp các thông điệp đau giữa các vùng cụ thể của cơ thể và bộ não. Các loại phẫu thuật được thực hiện đối với các khối dây thần kinh gồm có phẫu thuật cắt dây thần kinh; cắt rễ dây thần kinh tủy sống, dây thần kinh sọ não và dây thần kinh sinh ba; và thủ thuật cắt bỏ thần kinh giao cảm, hay còn gọi là ức chế thần kinh giao cảm.

Các Thu*c kháng viêm phi steroid (NSAIDs) (gồm cả aspirin và ibuprofen) được kê toa rộng rãi và đôi khi được gọi là Thu*c giảm đau không gây mê (non-narcotic) hoặc không gây nghiện (non-opioid). Cơ chế làm việc của chúng làm giảm những phản ứng viêm tấy ở các mô. Nhiều loại Thu*c này kích thích dạ dày do đó chúng thường được uống trong hoặc sau khi ăn.

Các Thu*c thuộc nhóm opioid được chiết xuất từ cây Thu*c phi*n và là một trong những Thu*c lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. các Thu*c đó gồm có cô-đê-in và có lẽ một loại Thu*c nổi tiếng nhất tất cả là mocfin (morphine). mocfin có thể được đưa vào cơ thể theo nhiều dạng thức khác nhau, bao gồm cả việc người bệnh tự đưa vào cơ thể bằng một cái bơm. các Thu*c thuộc nhóm opioid có tác dụng gây mê, hay nói cách khác, chúng gây nên tình trạng mê đồng thời làm giảm cơn đau, và một số bệnh nhân có thể có cảm giác nghiện Thu*c. vì những lý do này nên việc kê toa Thu*c thuộc nhóm opioid để điều trị cho bệnh nhân cần phải được giám sát chặt chẽ; trong một số trường hợp, bác sĩ kê toa thêm các chất kích thích để làm trung hòa những tác dụng phụ gây mê. ngoài tình trạng buồn ngủ người bệnh còn gặp phải những tác dụng phụ thông thường khác bao gồm táo bón, buồn nôn và ói mửa.

Liệu pháp vật lý và phục hồi chức năng đã được sử dụng từ xa xưa với những kỹ thuật và phương pháp vật lý, ví dụ như nhiệt, hàn, tập thể dục, xoa bóp và kích thích bằng tay trong quá trình điều trị một số bệnh lý cụ thể. Những liệu pháp này có thể được sử dụng để nâng cao chức năng, kiểm soát cơn đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục hoàn toàn của bệnh nhân.

Phẫu thuật: Các phương pháp phẫu thuật để làm giảm đau gồm có thủ thuật cắt rễ dây thần kinh đối với dây thần kinh gần tủy sống và thủ thuật mở dây đối với các bó dây thần kinh trong tủy sống. Thông thường thủ thuật mở dây chỉ được thực hiện đối với những chứng đau do bệnh ung thư giai đoạn cuối khi mà các liệu pháp điều trị khác không còn phát huy được tác dụng. Một phẫu thuật khác để chế ngự cơn đau là phương pháp phẫu thuật vùng rễ lưng, hay còn gọi là phẫu thuật DREZ mà theo cách này các nơron tủy sống phản ứng với cơn đau của người bệnh được bác sĩ phẫu thuật phá hủy. Thỉnh thoảng người ta thực hiện phẫu thuật bằng các điện cực với mục đích làm hỏng một cách có chọn lọc các nơron trong vùng mục tiêu của bộ não. Những thủ thuật này hiếm khi có tác dụng làm giảm đau lâu dài nhưng cả bác sĩ và người bệnh có thể quyết định rằng thủ thuật phẫu thuật đó sẽ có đủ hiệu quả đáng để trang trải chi phí và hứng chịu rủi ro.

Nghiên cứu

Các nhà khoa học tin rằng những tiến bộ trong ngành khoa học về thần kinh sẽ mang đến nhiều phương pháp điều trị hơn và hiệu quả hơn đối với chứng đau mạn tính trong những năm sắp tới.

Các nhà nghiên cứu lâm sàng đã tiến hành thực nghiệm ở những người mắc chứng đau mạn tính và phát hiện ra rằng những người này thường có mức endorphin trong dịch tủy thấp-hơn-mức-bình thường. Nhiều cuộc điều tra nghiên cứu về thuật châm cứu đã được thực hiện trong đó có liệu pháp nối dây vào các kim châm để kích thích các mút thần kinh bằng điện (điện châm) mà theo một số nhà điều tra thì liệu pháp này kích hoạt các hệ thống endorphin. Các cuộc thử nghiệm khác về thuật châm cứu đã cho thấy rằng thuật châm cứu đã làm tăng mức endorphin trong dịch não tủy. Các nhà điều tra đang nghiên cứu về ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng trong quá trình mắc chứng đau mạn tính. Các nhà hóa học đang tổng hợp các loại Thu*c giảm đau mới và đang nghiên cứu để tìm ra tác dụng giảm đau ở các Thu*c thường không được kê toa để điều trị cơn đau.

Đi đầu trong mặt trận nghiên cứu về chứng đau là các nhà khoa học được hỗ trợ bởi Mạng lưới Các Viện Nghiên cứu về Sức khỏe Quốc gia (National Institutes of Health - NIH), gồm cả NINDS. Các viện nghiên cứu khác thuộc NIH cũng hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu chứng đau bao gồm Viện Nghiên cứu Quốc gia về Nha khoa, Sọ não và Mặt (National Institute of Dental and Craniofacial Research), Viện Nghiên cứu Quốc gia về Ung thư (National Cancer Institute), Viện Nghiên cứu Quốc gia về Điều dưỡng (National Institute of Nursing Research), Viện Nghiên cứu Quốc gia về Lạm dụng Thu*c (National Institute on Drug Abuse), và Viện Nghiên cứu Quốc gia về Sức khỏe Tinh thần (National Institute of Mental Health).

Một số Thu*c điều trị đau làm cho người bệnh không cảm thấy tình trạng đau đớn. Mocfin là một trong những Thu*c đó. Nó hoạt động qua cơ chế giảm đau tự nhiên của cơ thể, ngăn không cho các tín hiệu về tình trạng đau được truyền đến não. Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu để phát triển một loại Thu*c cũng những đặc tính chế ngự cơn đau giống như của mocfin nhưng không có những phản ứng phụ có hại, ví dụ như tình trạng buồn ngủ hoặc nguy cơ gây nghiện. Những người bệnh sử dụng mocfin cũng gặp phải vấn đề về khả năng dung nạp mocfin, có nghĩa là sử dụng mocfin càng lâu thì họ càng yêu cầu liều lượng mocfin cao hơn để đạt được mức độ giảm đau tương tự. Các cuộc nghiên cứu đã xác định được những nhân tố gây nên tình trạng dung nạp Thu*c; sự tiến bộ không ngừng trong lĩnh vực nghiên cứu này nên chỉ cho phép người bệnh sử dụng mocfin liều thấp.

Ngăn chặn hoặc làm đứt quãng các tín hiệu về tình trạng đau, đặc biệt là khi không có tổn hại hoặc chấn thương đối với mô, là một mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển các loại Thu*c giảm đau. Trình độ hiểu biết về những cơ chế gây đau đớn căn bản của mọi người được nâng cao sẽ tạo nên những mối quan hệ hợp tác bền chặt vì mục tiêu phát triển các loại Thu*c điều trị trong tương lai.

Source: National Institute of Nervous System Disorders and Stroke (National Institute of Neurological Disorders and Stroke - NINDS)

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/ttyhocnuocngoai/dau-pain/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY