Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ thần kinh hôm nay

Đau vùng lưng dưới: thắt lưng

Rối loạn rễ thần kinh cũng gây ra dị cảm và tê ở vùng da (đối lập với dây thần kinh ngoại biên) và yếu cơ phân bố theo đoạn, thay đổi phản xạ kèm theo tổn thương sợi thần kinh cảm giác hoặc vận động.

Bệnh cột sống có thể dẫn đến đau tại chỗ, đau gốc hoặc cả hai. Bệnh này cũng có thể gây đau di chuyển sang các vùng khác của tiết đoạn da bị ảnh hưởng. Đau tại chỗ có thể dẫn tới co cơ do phản xạ bảo vệ, vì thế dẫn tới đau hơn và có tư thế bất thường hoặc hạn chế vận động. Đau rễ thần kinh xuất hiện do các rễ thần kinh bị ép, bị căng ra hoặc bị kích thích và thường phát sinh ra từ phía sau của rễ bị ảnh hưởng, đau tăng khi ho, khi căng hoặc khi các sợi thần kinh bị căng ra ví dụ như khi giơ chân thẳng. Rối loạn rễ thần kinh cũng gây ra dị cảm và tê ở vùng da (đối lập với dây thần kinh ngoại biên) và yếu cơ phân bố theo đoạn, thay đổi phản xạ kèm theo tổn thương sợi thần kinh cảm giác hoặc vận động.

Lồi đĩa đệm gian đốt cột sống cấp tính

Nguyên nhân đau vùng lưng dưới thường liên quan đến đĩa L4 - L5 hoặc L5 - S1 và gây ra đau lưng và đau rễ thần kinh (L5 hoặc S1). Rễ thần kinh L4 đôi khi cũng bị ảnh hưởng nhưng thường liên quan đến các rễ đốt sống ở cao hơn, khi đó cần nghi ngờ các nguyên nhân khác gây chèn ép rễ thần kinh. Có biểu hiện kèm theo là tê và dị cảm ở khu vực da bị chi phối hoặc mất vận động. Viêm rễ thần kinh L5 gây ra yếu cơ gấp mu bàn chân và ngón chân. Khi tổn thương rễ S1 có yếu cơ ngửa dài và cơ gấp gan bàn chân và phản xạ gân gót giảm. Lồi đĩa đệm phần trung tâm gây ra rối loạn chi hai bên và cơ thắt. Cần phải khám khung chậu và chụp cột sống từng lớp để chẩn đoán các rối loạn khác như ung thư tiên phát khu trú hoặc ung thư di căn. Các triệu chứng này thường giảm đi khi dùng Thu*c giảm đau đơn giản như diazepam và nghỉ ngơi trên giường có đệm cứng. Đau kéo dài, biểu hiện tăng sự thiếu hụt thần kinh, hoặc có rối loạn co; thắt cần phải chụp cắt lớp tủy sống vi tính, tốt nhất là chụp cộng hưởng từ để sau đó điều trị bằng phẫu thuật.

Bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng và thoái hóa đĩa đệm mạn tính

Bệnh gây ra đau tại chỗ, cứng cơ, hạn chế vận động. Trên phim chụp X quang có những bất thường thoái hóa từ nhẹ đến lồi gai xương, mào xương và những bất thường khác; thậm chí những thay đổi nhẹ có thể gây ra rối loạn chức năng rễ và dây thần kinh do ôrig sống bị hẹp bẩm sinh (hẹp ống sông). Đau, đôi khi kèm theo yếu chi và rối loạn cảm giác do rễ thần kinh chi dưới, xảy ra khi vận động hoặc thay đổi tư thế và đau giảm đi khi nghỉ ngơi. Tổn thương nảy có thể làm cho bệnh nhân đi tập tễnh, phẫu thuật có thể có lợi cho một số bệnh nhân.

Hình. Chi phối thần kinh da.

Sự phán bố theo phân đoạn hay theo rễ được trình bày ở nửa trái hình người và sự phân bố dây thán kinh ngoại biên ở nửa phải hình người. Hình trực diện và hình sau lưng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoanthankinh/dau-vung-lung-duoi-that-lung/)

Tin cùng nội dung

  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chọc ống sống thắt lưng (lumbar puncture hay spinal tap) là thủ thuật lấy một mẫu dịch não tủy để làm xét nghiệm. Dịch não tủy là chất lỏng bao quanh não và tủy sống.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về bệnh đau thắt lưng: cách phòng ngừa, chữa trị và các bài tập vận động để có cơ thắt lưng khoẻ mạnh.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY