Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ thần kinh hôm nay

Đau cổ: chẩn đoán và điều trị

Tiêu hủy cột sống cổ do thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ mạn tính, với thoát vị đĩa đệm, vôi hóa thứ phát và kèm theo mọc nhanh chồi xương

Có nhiều nguyên nhân bất thường, bẩm sinh cột sống cổ và gây đau, những nguyên nhân nảy gồm kém phát triển cột sống cổ một bên, đốt sống bị vỡ, lồng đáy sọ, và không ổn định khớp đốt đội. Chấn thương, thoái hóa đốt sống, nhiễm khuẩn và những rối loạn do khối u đều gây nên đau cổ. Viêm khớp dạng thấp bao gồm cả đốt sống cổ sẽ có ảnh hưởng đến vùng cổ gây đau, co cứng và giảm vận động.

Trật đĩa đệm cột sống cổ hoặc sai khớp đốt đội gây ép dây thần kinh có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử trí bằng cố định.

Lồi đĩa đệm cột sống cổ cấp tính

Lồi đĩa đệm cột sống cổ cấp tính gây ra đau ở cổ và đau rễ thần kinh vùng cánh tay, đau tăng khi cử động đầu. Khi bị thoát vị đĩa đệm một bên, những thay đổi vận động, cảm giác hay phản xạ có thể do tổn thương rễ thần kinh (thường là C6 hoặc C7) ở bên tổn thương. Khi thoát vị đĩa đệm trực tiếp vùng trung tâm thì có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh cột sống gây nên liệt cứng và rối loạn cảm giác chi dưới, đôi khi còn rối loạn chức năng cơ thắt. Chụp cộng hưởng từ và chụp CT tuỷ để chẩn đoán xác định. Đối với những trường hợp nhẹ thi điều trị bằng cách nghỉ ngơi tại giường hoặc kéo cột sống cổ ngắt quãng, sau đó cố định cổ bằng vòng đệm trong vài tuần. Nếu những biện pháp trên không thành công hoặc bệnh nhân vẫn có những biểu hiện tổn thương thần kinh thì có thể phẫu thuật để lây đĩa đệm bị lồi.

Tiêu hủy cột sống cổ

Tiêu hủy cột sống cổ do thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ mạn tính, với thoát vị đĩa đệm, vôi hóa thứ phát và kèm theo mọc nhanh chồi xương. Một hoặc nhiều rễ thần kinh cột sống cổ có thể bị ép, bị căng, hoặc bị gấp góc. Bệnh lý tủy có thể xuất hiện như là hậu quả cứa chèn ép, thiếu máu, hoặc chấn thương nhẹ tái phát. Bệnh nhân có biểu hiện đau cổ, và cử động đầu bị hạn chế, đau đầu vùng chẩm, đau rễ thần kinh và rối loạn cảm giác ở cánh tay, yếu chân hoặc tay . Khi khám sẽ thấy động tác gấp một bên và quay cổ bị hạn chế. Có thể thấy biểu hiện yếu từng đoạn hoặc mất cảm giác (hoặc cả hai) một bên hoặc hai bên của chi trên và phản xạ gân xương giảm đi do bị ảnh hưởng của một hoặc nhiều rễ thần kinh bị tổn thương. Tổn thương các rễ thần kinh cổ 5 và cổ 6 là hay gặp nhất, thăm khám thường thấy yếu các cơ bị chi phối bởi các rễ thần kinh này (ví dụ: cơ delta, cơ nhị đầu, cơ bả vai, trên bả vai, dây thần kinh cánh tay), đau hoặc mất cảm giác vùng vai và vùng ngoài cánh tay và cẳng tay và giảm phản xạ cơ nhị đầu và phản xạ cơ cánh tay. Có biểu hiện liệt cứng nếu có kèm theo bệnh tủy sống, đôi khi kèm theo tổn thương cột sau tủy sống hoặc giảm cảm giác ở chi dưới.

Chụp X quang cột sống cổ thấy chồi xương, hẹp gian đốt sống và có sự xâm lấn vào các gian đốt sống cổ, nhưng những thay đổi như vậy hay gặp ở người trung niên vả có thể không liên quan tới hiểu hiện cơ năng, cần chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ để xác định chẩn đoán và loại trừ các nguyên nhân gây bệnh tủy sống.

Khi hạn chế vận động vùng cổ có thể dùng vòng đệm cố định để giảm đau. Điều trị phẫu thuật có thể là cần thiết để dự phòng bệnh tiến triển nặng hơn nếu thiếu sót thần kinh rõ ràng hoặc đau rễ thần kinh diễn tiến nặng, kéo dài và không đáp ứng các biện pháp bảo tồn.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoanthankinh/chan-doan-va-dieu-tri-dau-co/)

Tin cùng nội dung

  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY