Theo thống kê từ Ủy ban Dân tộc, 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người gồm: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Brâu, Cống, Bố Y, Mảng, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Chứt, La Hủ.
Trong đó, có 4 dân tộc dưới 8.000 người là La Ha, Pà Thẻn, Lự, Chứt; 6 dân tộc dưới 5.000 người là Cống, Bố Y, Mảng, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái; 5 dân tộc dưới 1.000 người là Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Brâu và một số dân tộc ít người có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như Phù Lá, La Hủ.
Với tổng số 74.359 người, các dân tộc thiểu số (dtts) rất ít người chiếm 0,08% dân số toàn quốc, 0,55% so với dtts. nhóm dân tộc yếu thế này cư trú tại những địa bàn khó khăn thuộc lõi nghèo của cả nước, tập trung ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn của các tỉnh vùng núi cao, biên giới: hà giang, cao bằng, lai châu, sơn la, quảng bình… đây là nhóm dân tộc luôn bị tụt hậu trong việc tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ công và cơ hội phát triển quyền con người khi mà tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 2-4 lần so với các nhóm dân tộc khác.
Trên thực tế cho thấy, chất lượng dân số của các dtts rất ít người còn tồn tại nhiều chỉ số đáng lo ngại.
Cụ thể, tuổi thọ trung bình của các dtts rất ít người thấp hơn nhiều so với tuổi thọ trung bình của cả nước (73,23 tuổi). so với kết quả chung của cả nước từ điều tra biến động dân số thời điểm 01/4/2015, tuổi thọ trung bình của dtts thấp hơn 3,4 năm.
Tuổi thọ trung bình của DTTS là 69,9 năm, trong đó, của nam là 67,1 năm và nữ là 72,9 năm. Tuy nhiên, một số DTTS rất ít người có tuổi thọ trung bình thấp như La Hủ (57,6 năm), Lự (59,3 năm), Mảng (60,2 năm), Si La (61,3 năm), Pà Thẻn (65 năm), Chứt (65 năm). Về tầm vóc thể lực (chiều cao, cân nặng trung bình) của nhóm dân tộc này cũng rất thấp (chiều cao trung bình là 1,4m – 1,55m, cân nặng trung bình 40 - 45kg).
Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng các dân tộc rất ít người. Ảnh: T.L
Theo kết quả điều tra, cân nặng trẻ sơ sinh đủ tháng đạt chuẩn là khoảng 2,9 - 3,8kg/trẻ. Ghi nhận trên cả nước thì tỷ lệ trẻ sơ sinh dưới cân nặng này chỉ khoảng 5,7%. Nhưng với các DTTS rất ít người, trẻ sơ sinh có cân nặng dưới tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ 8,1%. Tỷ lệ trẻ thiếu máu thuộc khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chiếm tới 43%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung toàn quốc là 27,8%.
Đặc biệt, tập quán kết hôn cận huyết thống, tảo hôn của một số DTTS rất ít người dẫn đến nhiều hệ lụy như đẻ non, thai nhi kém phát triển, suy dinh dưỡng, thể trạng yếu, mắc bệnh, tỷ lệ Tu vong cao, chất lượng giống nòi suy thoái.
Chính những điểm hạn chế đó đã khiến cho dân số của phần lớn các dtts rất ít người dù có gia tăng nhưng không đáng kể. thậm chí một số ít dtts còn có chiều hướng giảm về mặt dân số (dân tộc ngái giảm từ 1.035 người năm 2009 xuống còn 999 người năm 2015; dân tộc lô lô từ 4.541 người năm 2009 xuống còn 4.314 người năm 2015).
Theo các chuyên gia về dân số, có rất nhiều nguyên nhân khiến chất lượng dân số ở các dtts rất ít người không được cải thiện, nhưng nổi cộm nhất là do tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và thói quen lạc hậu khi mang thai và sinh sản.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số các dtts rất ít người, nhiều giải pháp cũng đã được các cấp, ngành, địa phương triển khai, lồng ghép trong các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng dtts và miền núi. từ các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, hỗ trợ phát triển sản xuất… đời sống vật chất lẫn tinh thần của đồng bào các dtts rất ít người đã được nâng lên.
Đặc biệt, với nguồn lực đầu tư phát triển y tế vùng dtts và miền núi, đồng bào dtts rất ít người ngày càng có cơ hội được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản. đồng bào dtts rất ít người được khám chữa bệnh miễn phí và hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định… tuy nhiên, những nỗ lực này mới chỉ dừng lại ở mức duy trì, cải thiện một bước chất lượng dân số ở các dtts rất ít người, chưa tạo "cú hích" thực sự để nâng cao chất lượng dân số.
Trước những biến đổi xã hội, đòi hỏi các cấp, các ngành cần xây dựng các chính sách đặc thù, phù hợp với sự phát triển của đồng bào DTTS rất ít người trong thời kỳ mới với nhiều nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, tạo sinh kế, đảm bảo đất ở, đất sản xuất, đảm bảo quốc phòng - an ninh, chăm lo lĩnh vực y tế - giáo dục và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của 16 DTTS rất ít người trên cả nước. Từng bước giúp đồng bào từ bỏ dần các tập quán lạc hậu, tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục để xây dựng lối sống văn hóa, vệ sinh, chăm sóc tốt sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Trong số các giải pháp cụ thể, để nâng cao chất lượng dân số phải chú trọng hỗ trợ trẻ em dưới 5 tuổi uống miễn phí vitamin a, hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao thiếu vitamin a, theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ dưới 6 tuổi đặc biệt đối với trẻ dưới 2 tuổi kèm tư vấn giúp trẻ tăng trưởng bình thường, hỗ trợ hộ gia đình khám sức khỏe miễn phí 2 lần/trẻ/năm học, hỗ trợ đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ dtts rất ít người tại các cơ sở giáo dục công lập. chỉ có như vậy, mục tiêu nâng cao chất lượng dân số của các dtts rất ít người mới đạt được kết quả đúng như kỳ vọng.