Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Dậy thì sớm ở trẻ em, không còn là chuyện nhỏ

Indonesia rơi trực thăng quân sự, 4 binh sĩ thiệt mạng

Trẻ dậy thì sớm tăng gấp 35 lần so với cách đây 10 năm

Theo ts.bs bùi phương thảo, phó trưởng khoa nội tiết - chuyển hóa di truyền, bệnh viện nhi trung ương, những năm gần đây, khoa tiếp nhận trên 350 trẻ/năm đến khám và điều trị vì dậy thì sớm. trong khi trước đó 10 năm thì con số này chỉ là 10 trẻ/năm.

Theo ts.bs bùi phương thảo, dậy thì được coi là sớm nếu khởi phát trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. tỷ lệ bé gái dậy thì sớm cao gấp 10 lần so với bé trai và thường gặp ở thành thị hơn nông thôn. tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ mới 6 - 7 tuổi đã có dấu hiệu dậy thì.

Ts thảo cũng cho biết tuổi dậy thì ở cả nam và nữ ngày càng giảm. 100 năm trước, nữ giới thường xuất hiện kinh nguyệt vào năm 15-16 tuổi. đến nay, tuổi dậy thì của bé gái là 8-13 tuổi, bé trai 9-14 tuổi.

Nguy cơ trẻ dậy thì sớm

Phần lớn các trường hợp dậy thì sớm chỉ đơn thuần là sự trưởng thành trước thời hạn. tuy nhiên, một số bệnh lý có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra biến đổi này. trong số đó phải kể đến u nang buồng trứng, u não, các bệnh tuyến giáp.

Đầu tiên, trẻ lớn vọt so với các bạn cùng lứa, nhưng sau vài năm chúng ngừng phát triển và không thể đạt chiều cao tối đa của người trưởng thành. Chẩn đoán và can thiệp sớm có thể giúp đưa tốc độ tăng trưởng của trẻ trở lại nhịp điệu thích hợp.

Đối với trẻ nghi ngờ dậy thì sớm, các bác sĩ sẽ theo dõi tốc độ tăng trưởng, đánh giá mức độ dậy thì của đứa trẻ và xác định tuổi xương (chụp cổ tay và bàn tay trái so với atlas có tăng hay không); siêu âm tử cung buồng trứng, siêu âm thận xem có các khối bất thường hay không. ngoài ra trẻ còn được tiến hành chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm hormone Sinh d*c.

Mặc dù trẻ dậy thì sớm sẽ phát triển hơn bạn cùng tuổi, nhưng thực tế càng về sau chiều cao của trẻ sẽ càng bị hạn chế. nguyên nhân là do sự phát triển nhanh chóng của xương, chu kỳ tăng trưởng của tuổi dậy thì bị rút ngắn đáng kể dẫn đến không có đủ thời gian để cơ thể phát triển bình thường. do đó, chiều cao của trẻ dậy thì sớm sẽ thấp lùn hơn so với người bình thường.

"hơn một nửa số trẻ em mắc bệnh dậy thì sớm đều có chiều cao không quá 150cm. đặc biệt, ở trẻ dậy thì trung ương, bé gái sẽ có chiều cao thấp hơn 12cm, bé trai thấp hơn 20cm so với bạn bè cùng trang lứa khi trưởng thành" - ts.bs bùi phương thảo cho hay.

Ts.bs bùi phương thảo lưu ý, điều trị dậy thì sớm cho trẻ tốt nhất là ở thời điểm trước 6 tuổi bởi đây là giai đoạn tuổi xương ở trẻ bắt đầu tăng cao. việc can thiệp điều trị đúng thời điểm này có tác dụng làm chậm quá trình dậy thì, cải thiện chiều cao khi trưởng thành

Dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm

PGS.TS Bùi Phương Thảo cho hay, nếu trẻ gái có các biểu hiện như ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi hình dáng cơ quan Sinh d*c ngoài, bắt đầu có kinh nguyệt, tăng chiều cao.

Ở bé trai, có các dấu hiệu như tinh hoàn hoặc D**ng v*t to lên, xuất hiện lông mu hoặc lông nách, trứng cá, giọng trầm đi, tăng chiều cao... nên cho trẻ đi khám sớm để chẩn đoán dậy thì sớm.

Trẻ sẽ được đánh giá mức độ dậy thì qua đánh giá tuổi xương, siêu âm tử cung buồng trứng, siêu âm thận xem có các khối bất thường hay không. ngoài ra trẻ còn được tiến hành chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm hormone Sinh d*c.

Hiện nay, bệnh viện nhi trung ương đang quản lý hơn 1.000 trường hợp trẻ dậy thì sớm trung ương, trong đó, có hơn 500 trường hợp trẻ được điều trị ức chế phát triển.

Dù 95% dậy thì sớm ở bé gái là vô căn, nhưng việc theo dõi phát hiện sớm và điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp điều trị kịp thời, trẻ có độ tuổi phát triển như chúng bạn.  trẻ béo phì, sớm tiếp cận với những phim của người lớn là những yếu tố dẫn tới trẻ có thể dậy thì sớm.

Hiện nay, bệnh nhân điều trị ức chế dậy sẽ được tiêm liên tục đến năm 10 tuổi hoặc đến khi có tuổi xương 11-12 tuổi, với liệu trình 28 ngày/một mũi tiêm, với chi phí khoảng 3 triệu đồng.

Mộc Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/day-thi-som-o-tre-em-khong-con-la-chuyen-nho-post81723.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY