Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đề xuất Bệnh viện Bạch Mai không nhận thêm bệnh nhân

(HNMO) - Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố đề xuất, Bệnh viện Bạch Mai không nhận thêm bệnh nhân. Những bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tiếp tục ở lại bệnh viện, không xuất hiện khi chưa có kết quả xét nghiệm.

(hnmo) - tại cuộc họp ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch covid-19 thành phố hà nội, diễn ra chiều 27-3, phó giám đốc bệnh viện bạch mai dương đức hùng cho biết, đến chiều 27-3 đã lấy được hơn 5.000 mẫu xét nghiệm của nhân viên, người lao động, bệnh nhân điều trị tại đây. các mẫu này đang được xét nghiệm.

Theo phó giám đốc bệnh viện bạch mai dương đức hùng, ngay sau khi phát hiện hai ca bệnh đầu tiên tại bệnh viện vào ngày 18 và 19-3, bệnh viện đã lập tức xây dựng kịch bản ứng phó, tiến hành cách ly đối với các y tá, bác sĩ, nhân viên, người lao động tại bệnh viện.

Trong đợt 1, bệnh viện đã rà soát được 160 cán bộ, nhân viên thuộc đối tượng f1, đến nay sức khỏe những người này đều ổn định, đã cho kết quả xét nghiệm âm tính lần 2.

Đợt 2, sau khi có trường hợp lây nhiễm chéo tại trung tâm thần kinh, bệnh viện xác định khu vực này trở thành ổ dịch và đã lập tức phong tỏa. toàn bộ người liên quan ở khu vực này đều được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm với tổng số 322 người, trong đó có 22 nhân viên y tế, 36 bệnh nhân và 64 người nhà bệnh nhân. đến nay, tình trạng sức khỏe của các nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân đều không có dấu hiệu bất thường.

Tuy nhiên, trong số bệnh nhân đang cách ly, có 3 người dù có kết quả âm tính với coivd-19 nhưng mắc bệnh nền nặng, đang được điều trị tích cực.

Ông dương đức hùng cho biết, tính đến chiều 27-3 đã lấy trên 5.000 mẫu xét nghiệm của các nhân viên, người lao động, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. dự kiến đến 9h ngày 28-3, bệnh viện tiếp tục lấy mẫu của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân những khoa còn lại để thực hiện xét nghiệm. tuy nhiên, do số lượng cần xét nghiệm nhiều nên dự kiến 2 ngày sau mới có kết quả.

“thời điểm này bệnh viện đã “đóng băng” toàn bộ các khu vực được cho là ổ dịch, không cho bệnh nhân ra viện, chỉ những bệnh nhân đã xét nghiệm, kiểm tra có kết quả âm tính mới được xuất viện. chúng tôi coi tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế là những đối tượng có nguy cơ cao, bắt buộc thực hiện kiểm tra sàng lọc, xét nghiệm và cách ly đúng quy trình. việc xét nghiệm này để nhằm xác định bệnh nhân bị lây nhiễm trước hay sau khi vào viện”, ông dương đức hùng nói.

Về vấn đề này, ông nguyễn nhật cảm, giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố cho biết, sau khi xác định được ổ dịch ở bệnh viện bạch mai, trung tâm đã phối hợp với bệnh viện bạch mai kịp thời xử lý, lấy mẫu xét nghiệm. trung tâm đã rà soát được tất cả người bệnh ra vào bệnh viện từ ngày 15 đến 25-3 là hơn 1.500 người và đã lấy mẫu các trường hợp này.

Theo thống kê, trong 10 ngày qua, có 14.000 người đến khám ngoại trú tại bệnh viện bạch mai. trung tâm đang tiến hành sàng lọc các trường hợp này và khuyến cáo người dân nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì lập tức báo cho cơ sở y tế, thực hiện cách ly.

Về vấn đề phối hợp với bệnh viện bạch mai lấy mẫu xét nghiệm, ông nguyễn nhật cảm cho biết, với những trường hợp là cán bộ, nhân viên, bệnh nhân đang điều trị trong bệnh viện sẽ do bệnh viện chủ trì thực hiện xét nghiệm. trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố với năng lực lấy 2.000 mẫu xét nghiệm mỗi ngày sẽ thực hiện lấy mẫu đối với những trường hợp vào thăm, khám ngoại trú tại bệnh viện. 

Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố cũng đánh giá về nguy cơ lây nhiễm tại bệnh viện bạch mai vì hiện tại có nhiều bệnh nhân mắc bệnh nặng đang điều trị. nếu dịch lây lan tại bệnh viện thì sẽ có tỷ lệ Tu vong cao. chưa kể, tại bệnh viện mỗi ngày có khoảng 3.000 người ra vào, việc kiểm soát sự lây lan dịch sẽ khó.

Do vậy, ông nguyễn nhật cảm đề xuất, bệnh viện bạch mai không nhận thêm bệnh nhân. những bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viên tiếp tục ở lại bệnh viện, không cho xuất viện khi chưa có kết quả xét nghiệm. đồng thời, bệnh viện phải tiến hành các biện pháp phòng, chống sự lây lan của dịch như phun tiêu độc, khử trùng, cách ly đủ 14 ngày đối với những trường hợp thuộc diện cách ly; tổ chức kê giường bệnh với khoảng cách 2m trở lên…

Liên quan đến việc kiểm soát ổ dịch tại bệnh viện bạch mai, chủ tịch ubnd thành phố, trưởng ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch covid-19 thành phố hà nội nguyễn đức chung yêu cầu, trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố phối hợp với bệnh viện bạch mai để làm rõ khái niệm ổ dịch và vùng dịch để kịp thời khoanh vùng, cảnh báo; đồng thời các đơn vị cần phải xác định khả năng lây lan ở những khu vực sinh hoạt chung như khu xét nghiệm, nhà để xe... để có biện pháp phòng chống dịch hiệu quả.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/962511/de-xuat-benh-vien-bach-mai-khong-nhan-them-benh-nhan)

Tin cùng nội dung

  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY