Dinh dưỡng hôm nay

Đèn đỏ và chuyện ăn uống

Với lượng máu mất đi trong mỗi chu kỳ kinh nguyệtbình thường, chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng có thể bù lại được. Tuy nhiên nếu lượng máu mất nhiều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của các chị em phụ nữ.

Do đặc điểm tâm S*nh l* cơ thể những ngày “đèn đỏ”, thời gian chị em bị hành kinh đa số đều cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp những thay đổi S*nh l* lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone Sinh d*c và cần thiết cho sự sinh sản. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và thời kỳ mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường khoảng từ 28 đến 35 ngày, trong đó ngày có kinh kéo dài khoảng từ 3 - 5 ngày.

- Mất máu (có thể gây hiện tượng thiếu máu).

- Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, làm việc không tập trung hay hoa mắt chóng mặt.

Việc hợp lý trong ngày đèn đỏ mục đích chống lại tác hại của việc mất máu, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

- Bổ sung sắt: Các thực phẩm có chứa nhiều sắt như các loại rau xanh đậm, thịt bò, gan động vật, trứng sữa...

- Bổ sung canxi: Một số nghiên cứu đã cho thấy canxi có khả năng giảm mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện khó chịu trước mỗi kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như đau lưng, đau bụng, đau ngực. Thực phẩm giàu canxi như sữa, rau lá xanh, đậu phụ… sẽ giúp bạn giảm các cơn đau nhức, giảm nguy cơ bị chuột rút.

- Gừng và chất xơ: Chống lại các chứng rối loạn dạ dày. Gừng giúp chống đầy hơi là triệu chứng thường gặp những ngày đèn đỏ. Thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả có thể ngăn ngừa các vấn đề đường ruột trong chu kỳ nguyệt san của bạn.

- Bổ sung vitamin B6: Giúp ổn định tâm trạng. Vitamin B6 giúp tổng hợp chất dopamine. Một nghiên cứu khác cho biết, nếu dùng chung với chế phẩm magie, vitamin B6 còn có thể làm giảm những âu lo trước kỳ kinh. Thực phẩm nên dùng: Bông cải, cà rốt, chuối.

- Bổ sung vitamin E: Ở những bạn gái hấp thu đủ vitamin E, bất ổn ở vùng ngực sẽ giảm 11%. Chất này giúp giảm hormone gây đau ngực, đau bụng kinh. Thực phẩm nên dùng: Dầu thực vật, cải bó xôi, các loại ngũ cốc.

- Trytophan: Do sự chuyển hóa của các hormone, nhiều phụ nữ khó đi vào giấc ngủ trong một tuần lễ trước kỳ kinh. Việc bổ sung Trytophan sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ. Thức ăn cần thiết: Thịt gà, thịt bò, hột đào.

- Bổ sung kẽm: Kẽm có thể giúp ngăn cản chất gây viêm và lây nhiễm. Thực phẩm nên dùng: Thịt bò, thịt dê, tôm, bí rợ.

- Bổ sung magie: Đậu hũ, đậu phộng, đậu… vì nó có tác dụng làm giảm hiện tượng phù nề ở phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt.

- Omega 3: Hormone mang tên prostaglandin, liên quan đến cơ bắp và cảm giác đau trong giai đoạn kinh nguyệt. Omega 3 sẽ có tác dụng hạn chế hội chứng tiền kinh nguyệt. Omega 3 có nhiều trong cá hồi, quả óc chó, hạt lanh và dầu cá.

- Vitamin C: Vitamin C có vai trò như một chất kháng thể, đảm trách nhiệm vụ giúp cho cơ thể chống lại những chứng bệnh viêm nhiễm. Vitamin C nhiều trong ớt chuông, trái cây thuộc họ cam, quýt, kiwi, dâu tây, cà chua, rau có lá màu xanh sẫm…

- Uống đủ nước: Mất máu cũng làm cơ thể thiếu hụt nước.

Cần tránh:

- Trà và cà phê: Caphein lớn trong thành phần của chúng chính là nguyên nhân làm tăng lượng axít trong dạ dạy gây nên chứng đầy bụng, khó tiêu.

- Kiêng ăn mặn: Chế độ ăn nhiều muối là tiền nguyên nhân dẫn đến những chứng bệnh nguy hiểm như phù nề, cao huyết áp, bệnh thận… Nên tránh ăn thực phẩm đã qua chế biến như thịt nguội, phô mai, đồ ăn đóng hộp có nhiều Natri.

- Tránh ăn quá nhiều đồ ngọt như bánh ngọt, nước ngọt…

- Không nên ăn cay: Vì gây nổi mụn, kích thích cảm xúc, kích thích dạ dày vốn nhạy cảm hơn trong những ngày đèn đỏ.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/den-do-va-chuyen-an-uong-n161346.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY