Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Đi đẻ mà bị 7 bệnh viện từ chối vì thiếu một tờ giấy xét nghiệm, sản phụ cùng thai nhi Tu vong trên đường đến bệnh viện thứ 8

Chúng tôi đã chạy loanh quanh khắp các bệnh viện chỉ để mong vợ được đưa vào phòng sinh. Nhưng chỉ vì quy định giấy tờ thủ tục của các bệnh viện mà vợ con tôi bị ch*t oan, người chồng bức xúc nói.

Mới đây, tại indonesia đã xảy ra một vụ việc khiến mọi người đều bàng hoàng và phẫn nộ. đó là một thai phụ đang chuyển dạ đã bị 7 bệnh viện từ chối vì thiếu giấy xét nghiệm sàng lọc covid-19 khiến cả mẹ và bé đều Tu vong.

Được biết người mẹ xấu số này tên là hartina. anh haerul, chồng của thai phụ kể rằng hôm 14/12, chị hartina chuyển dạ sinh con: "ban đầu, gia đình đưa hartina vào trung tâm y tế cộng đồng bonto bangun ở bulukumba. nhưng vì ở đây không đủ thiết bị để đỡ sinh nên đã yêu cầu người nhà chuyển bệnh nhân lên bệnh viện bantaeng.

tuy nhiên, khi vừa vào đến bệnh viện bantaeng thì chúng tôi lại bị từ chối. sau đó, chúng tôi tiếp tục chuyển hartina qua bệnh viện jeneponto và bệnh viện takalar. thế nhưng, cả hai bệnh viện này cũng không nhận vợ tôi. tất cả lý do đều là vì thiếu giấy xét nghiệm sàng lọc covid-19".

Cả gia đình lại tiếp tục hộ tống thai phụ đang đau đẻ đến bệnh viện labuang baji makassar, nhưng cuối cùng cũng nhận được cái lắc đầu vì lý do như ở trên. mọi người lại di chuyển đến bệnh viện kartini. tại đây bác sĩ không nhận thai phụ do ở đây không có phòng chăm sóc đặc biệt. cả gia đình lại bồng tống nhau đến bệnh viện ananda, song cũng chỉ vì cũng thiếu giấy xét nghiệm sàng lọc covid-19 mà nhân viên y tế đã không nhận chị hartina vào phòng sinh.

Đi đẻ mà bị 7 bệnh viện từ chối vì thiếu một tờ giấy xét nghiệm, sản phụ cùng thai nhi Tu vong trên đường đến bệnh viện thứ 8 - Ảnh 1.

Chị hartina đã Tu vong trước khi đến bệnh viện thứ 8 (ảnh minh họa).

Chẳng còn cách nào khác, anh haerul lại tiếp tục đưa vợ đến bệnh viện pelamoni. "khi đó, vợ tôi đã yếu lắm rồi. vậy nhưng cô ấy không được phép vào bên trong bệnh viện. bác sĩ chỉ cung cấp cho hartina oxy và hỗ trợ Thu*c chống co giật khi ở bên trong xe cấp cứu. sau đó, xe cấp cứu đưa chúng tôi đến bệnh viện wahidin nhưng hartina đã ch*t trước khi đến được đó", anh haerul đau đớn cho biết.

Anh haerul còn chia sẻ thêm anh không hiểu được tại sao các bệnh viện lại không linh hoạt với một người đang cần cấp cứu. "chúng tôi đã chạy loanh quanh khắp các bệnh viện chỉ để mong hartina được đưa vào phòng sinh. nhưng chỉ vì quy định giấy tờ thủ tục của các bệnh viện mà vợ con tôi bị ch*t oan. họ sẽ cảm thấy như thế nào nếu người thân trong gia đình họ rơi vào tình huống giống như gia đình tôi?", anh haerul bức xúc nói.

Sau khi thông tin sự việc được công khai, giám đốc bệnh viện ananda, bà fira cho biết bệnh viện không có các phương tiện chuyên sâu để chữa trị cho hartina. "khi cô ấy đến bệnh viện, bác sĩ đã kiểm tra cho cô ấy ở trong xe cấp cứu và phát hiện cô ấy bị co giật và huyết áp cao. trong tình huống này, chúng tôi cảm thấy cô ấy cần thiết bị chăm sóc đặc biệt vì vậy chúng tôi đã giới thiệu cô ấy quay ngược lại bệnh viện labuang baji", bà fira nói.

Trong khi đó, giám đốc bệnh viện bantaeng, bác sĩ hikmawati đã phủ nhận việc tiếp nhận bệnh nhân có tên là hartina đến khám: "chúng tôi đã kiểm tra hồ sơ khám bệnh nhưng không có bệnh nhân nào tên là hartina đăng ký. nếu có, tất nhiên thông tin sẽ có trong hồ sơ của chúng tôi".

Hiện tại sự việc này đang được dư luận quan tâm nhiều.

Đi đẻ mà bị 7 bệnh viện từ chối vì thiếu một tờ giấy xét nghiệm, sản phụ cùng thai nhi Tu vong trên đường đến bệnh viện thứ 8 - Ảnh 3.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/di-de-ma-bi-7-benh-vien-tu-choi-vi-thieu-mot-to-giay-xet-nghiem-san-phu-cung-thai-nhi-tu-vong-tren-duong-den-benh-vien-thu-8-20201216144457033.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY