Cây thuốc quanh ta hôm nay

Địa liền, cây Thuốc trị ăn không tiêu

Địa liền có vị cay, tính ấm, có tác dụng âm trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện

Địa liền, Thiền liền - Kaempferia galanga L., thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.

Mô tả

Cây thảo sống lâu năm. Thân rễ hình trứng gồm nhiều củ nhỏ. Lá 2 - 3 cái một, mọc xoè ra trên mặt đất, có bẹ. Phiến rộng hình bầu dục, thót hẹp lại thành cuống, mép nguyên, hơi có lông ở mặt dưới. Hoa trắng pha tím, không cuống, mọc ở nách lá. Toàn cây, nhất là thân rễ, có mùi thơm và vị nồng.

Hoa tháng 4 - 7.

Bộ phận dùng

Thân rễ - Rhizoma Kaempferiae, thường gọi là Sơn nai hoặc Tam nai.

Nơi sống và thu hái

Cây của á châu nhiệt đới (ân độ, nam trung quốc, thái lan, lào, campuchia, malaixia và việt nam). ở nước ta, địa liền mọc rải rác ở rừng vùng núi thấp và trung du, và mọc tương đối tập trung ở những rừng khộp họ dầu ở vùng tây nguyên. địa liền cũng thường được trồng lấy củ thơm làm gia vị và làm Thuốc. trồng bằng thân rễ vào mùa đông xuân. thu hái thân rễ vào mùa khô. đào củ về, rửa sạch, thái phiến mỏng, xông lưu huỳnh rồi phơi khô, sao cho dược liệu không bị đen và kém thơm. do có tinh dầu nên địa liền dễ bảo quản, ít bị mốc mọt.

Thành phần hoá học

Thân rễ địa liền chứa 2,4 - 3,8% tinh dầu, để lạnh sẽ thu được phần kết tinh mà thành phần chủ yếu là p-methoxyethylcinnamat chiếm 20-25%; có những chất khác như pentadecan, v3 caren, ethylcinnamat, o methoxy ethylcinnmat, p methoxy ethylcinnamat, canphen, borneol, p methoxystyren.

Tính vị, tác dụng

Địa liền có vị cay, tính ấm, có tác dụng âm trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện. Người ta đã nghiên cứu về tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm của Địa liền.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau răng do phong. Còn được dùng để trị ỉa chảy, hoắc loạn và trị ho gà.

Cách dùng

Ngày dùng 3 - 6g dạng Thuốc sắc, Thuốc bột hay viên hoặc ngâm rượu. rượu địa liền (ngâm củ địa liền trong rượu 40 - 50 độ, trong 5 - 7 ngày) có thể dùng xoa bóp hoặc uống làm bớt nhức mỏi gân cốt, đau lưng và làm cho máu huyết thông hoạt. cũng dùng trị nhức đầu và phù thũng. nước chiết củ dùng trị ho, làm bớt hôi miệng, làm cao dán trị nhức mỏi. lá và củ cũng dùng ngậm ch o bớt ho và làm cho hết hôi miệng. rễ còn dùng chế vào mỡ xức tóc cho thơm.

Đơn Thuốc

Cảm sốt nhức đầu: thân rễ địa liền 5g, bạch chỉ 5g, cát căn 10g, tán bột làm viên uống. ta thường sản xuất viên bạch địa căn này (gồm địa liền 0,03g, bạch chỉ 0,10g, cát căn 0,12g) dùng làm Thuốc hạ sốt, giảm đau trong bệnh sốt xuất huyết và sốt cao ở một số bệnh truyền nhiễm; còn có tác dụng kháng khuẩn chống bội nhiễm.

Ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém: Địa liền 4 - 8g, sắc uống hoặc tán bột uống.

Chữa ho gà, Địa liền: 300g, lá Chanh 300g, vỏ rễ Dâu (tẩm mật ong) 1000g. Rau sam tươi 1000g, Rau má tươi 1000g, lá Tía tô 500g, đường kính vừa đủ, nấu với 12 lít nước, có còn 4 lít. Trẻ em mỗi ngày uống 15 - 30 ml.

Ghi chú

Người âm hư, thiếu máu, hoặc vị có hoả uất không dùng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/dia-lien-cay-thuoc-tri-an-khong-tieu/)

Tin cùng nội dung

  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY