Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Điểm mặt “thủ phạm” gây rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng đến chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể như nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa.

Đây không phải là một bệnh cụ thể mà chỉ là những rối loạn hoạt động hệ tự động. Bệnh làm giảm hoạt động hoặc bất thường một hay nhiều chức năng tự động của cơ thể.

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng thực vật, trong đó có thể do các bệnh như: các bệnh tự miễn, các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch và thương tổn các bộ phận của cơ thể, dây thần kinh; do sự tấn công hệ miễn dịch của một số bệnh ung thư. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất của thực vật, dần dần có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể. Tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật vùng cổ hoặc do xạ trị. Tác dụng phụ của một số loại Thu*c sử dụng trong điều trị ung thư, Thu*c chống trầm cảm và một số Thu*c tim mạch. Bệnh mạn tính như bệnh Parkinson. Một số bệnh truyền nhiễm: do virut và vi khuẩn như ngộ độc thức ăn, bệnh bạch hầu... Rối loạn di truyền. Rối loạn tâm S*nh l*: các sang chấn tinh thần, thủ dâm quá nhiều ở cả nam và nữ...

Điểm mặt các triệu chứng khi bị rối loạn thần kinh thực vật.

Hệ gồm hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Sự mất cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm dẫn đến bệnh lý của hệ thần kinh thực vật. Tùy thuộc vào loại rối loạn mà bệnh biểu hiện thành các triệu chứng khác nhau:

Tại hệ thần kinh: Rối loạn vận mạch gây đau đầu khi thay đổi thời tiết; tuần hoàn não, giảm trí nhớ, giảm tập trung, ngủ kém, lo âu, buồn bực vô cớ.

Tại tim mạch: Chóng mặt và choáng tư thế đứng do tụt huyết áp, hồi hộp, hụt hơi, nhịp tim nhanh hoặc chậm, huyết áp tăng giảm thất thường, đau thắt ngực, thiểu năng mạch vành, khó thích ứng với hoạt động thể lực, nhịp tim thay đổi một cách chậm chạp hoặc không thay đổi để đáp ứng kịp thời với hoạt động thể lực hoặc tập thể dục thể thao.

Tại hệ tiêu hóa: Gây tiêu hóa do chức năng co bóp của dạ dày, ruột. Gây ra cảm giác nhanh no sau khi ăn, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ hơi. Kích thích đại tiện khi căng thẳng.

Tại hệ tiết niệu: Rối loạn tiết niệu gây tiểu khó, tiểu không tự chủ, kích thích tiểu tiện khi căng thẳng và tiểu không hết nước tiểu, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Tại hệ bài tiết: Rối loạn tiết mồ hôi, giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, thân nhiệt nóng lạnh bất thường.

Hệ hô hấp: Co thắt cơ trơn phế quản gây khó thở, tăng khi thay đổi thời tiết hoặc căng thẳng. Hụt hơi khó thở, tức ngực. Ngạt mũi do giãn cuốn mũi.

Tại hệ cơ xương khớp: Máy giật cơ, buồn bực chân tay, đau nhức xương khớp khi trở trời.

Tại hệ Sinh d*c: Rối loạn T*nh d*c, bao gồm cả vấn đề đạt được hoặc duy trì sự cương cứng, xuất tinh sớm ở nam giới và khô *m đ*o, khó đạt cực khoái ở phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt.

Triệu chứng toàn thân như: mệt mỏi, giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi vai gáy, đau mỏi cột sống, kinh nguyệt, lo âu, có bệnh nhân có cảm giác không sống nổi, như sắp ch*t. Phản ứng sinh học chậm chạp với ánh sáng, gặp khó khăn khi lái xe vào ban đêm.

Khi phát hiện có các biểu hiện nghi vấn mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh cần sớm đi thăm khám tại bệnh viện có chuyên khoa nội, nội thần kinh, ngoại khoa (trong trường hợp cần tới điều trị ngoại khoa) để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả. Hiện nay, việc điều trị chủ yếu là điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay thì mới chỉ điều trị được các triệu chứng của bệnh. Về Thu*c tác dụng trên hệ thần kinh thực vật, các loại Thu*c thường được dùng để điều trị gồm: Thu*c an thần, Thu*c chống trầm cảm, Thu*c chữa mất ngủ và các rối loạn lo âu, Thu*c điều chỉnh động ruột, Thu*c tim mạch, Thu*c giảm tiết mồ hôi. Kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu như xông hơi Thu*c trên huyệt, xoa bóp, bấm huyệt cũng giúp cho việc điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.

Bệnh nhân cần tập suy nghĩ tích cực, duy trì thể dục và lối sống lành mạnh, từ bỏ các chất kích thích như rượu, bia, Thu*c lá, Thu*c lào, cà phê, trà đặc...

Bệnh nhân cần tập hít thở sâu; xoa vùng trên rốn hàng ngày có giá trị lớn trong phòng và điều trị thực vật.

Do tác dụng phụ của một số loại Thu*c sử dụng trong điều trị ung thư, Thu*c chống trầm cảm và một số Thu*c tim mạch có thể gây nên bệnh nhân và người khỏe mạnh không nên tự ý dùng Thu*c khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhiễm virut và vi khuẩn cũng gây nên mọi người cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với đồ vật, sau khi lao động; đeo khẩu trang khi ra đường hay ở nơi công cộng; luôn thực hiện ăn chín uống sôi. Tránh các sang chấn tinh thần; không nên thủ dâm quá nhiều...

ThS. Nguyễn Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/diem-mat-thu-pham-gay-roi-loan-than-kinh-thuc-vat-n166053.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY