Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Dinh dưỡng cho người rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu có thể dẫn tới một số bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, viêm tụy, đột quỵ, nhồi máu cơ tim...

Điều chỉnh lối sống trong đó bao gồm thay đổi chế độ ăn cho người đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả tình trạng này.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là khi có một hoặc nhiều rối loạn sau: tăng cholesterol toàn phần trong máu, tăng triglycerid máu, tăng LDL-cholesterol hoặc giảm HDL-cholesterol máu. Đa số các trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid máu là do dinh dưỡng không hợp lý: ăn quá nhiều mỡ động vật, ăn nhiều thức ăn chứa cholesterol (nội tạng động vật, mỡ động vật, bơ sữa toàn phần, lòng đỏ trứng), thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá... Vì vậy, người bị ngoài việc sử dụng Thu*c còn cần có một chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để điều trị bệnh tích cực, hiệu quả.

Trong điều trị các chuyển hóa lipid máu, để giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành, chế độ ăn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày để giảm cân theo chỉ số khối cơ thể BMI nếu có tình trạng thừa cân, béo phì. Một số trường hợp chuyển hóa lipid nhẹ, bệnh có thể ổn định sau khi bệnh nhân áp dụng chế độ ăn giảm cân. Người bệnh cần giảm năng lượng từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300kcal so với khẩu phần trước đó cho tới khi đạt được năng lượng tương ứng với chỉ số BMI.

Giảm lượng chất béo (lipid) theo BMI, chất béo chỉ nên chiếm 15 - 20% tổng năng lượng. Hạn chế tiêu thụ các chất béo bão hòa, thay vào đó, nên ăn các chất béo không bão hòa.

Đảm bảo lượng protein chiếm khoảng 12 - 20% tổng năng lượng, bao gồm đạm động vật và đạm thực vật. Tăng lượng đạm (protein) bằng cách ăn thịt ít béo và các sản phẩm chế biến từ đậu nành vì chúng chứa nhiều estrogen thực vật và isoflavones có tác dụng giảm nồng độ cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride trong cơ thể.

Sử dụng ngũ cốc kết hợp với khoai củ, chiếm khoảng 55 - 60% năng lượng khẩu phần. Người bệnh nên ăn gạo lứt, hạt nguyên vỏ để cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể, góp phần đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài.

Ăn nhiều rau quả, khoảng 500g/ngày để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Người bệnh nên sử dụng các loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa để giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành như: thực phẩm giàu vitamin E, beta-carotene, vitamin C và selen...

Ăn nhạt khi có bệnh kèm theo như: tăng huyết áp, suy tim...

Chia thành nhiều bữa nhỏ, tối thiểu 5 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau tối thiểu 3 giờ và cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm chính nhưng giảm tối đa lượng chất béo, đồng thời tăng rau và trái cây ít ngọt.

Cung cấp đủ 2 - 2,5 lít nước/ngày.

Các thực phẩm người bị rối loạn lipid máu nên bổ sung trong chế độ ăn uống.

Trên thực tế, có nhiều loại thực phẩm có tác dụng giảm lipid máu, đôi khi giúp bệnh nhân bị nhẹ không cần sử dụng thêm Thu*c để điều trị bệnh như: ngũ cốc chế biến thô; sữa không béo, không đường; thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da; các loại hạt có dầu; cá; dầu thực vật không bão hòa... Tỏi, hành tây, các loại rau củ quả (đậu tương, dưa chuột, súp-lơ, mướp đắng, cà rốt, các loại nấm, táo, kiwi) cũng rất tốt cho người bị bệnh này.

Khi chăm sóc bệnh nhân máu, nên hạn chế cho bệnh nhân ăn các loại thực phẩm sau: mỡ động vật, da, thịt động vật chưa lọc mỡ, gạch cua, gạch tôm; sữa béo nguyên kem; sữa đặc có đường, sữa có đường; lòng đỏ trứng, bơ, pho mát...; thịt gia cầm chưa bỏ da; Các loại bánh làm từ lòng đỏ trứng và mỡ bão hòa; hạn chế đường, mật; nội tạng động vật như: gan, tim, thận, óc, lá lách, dạ dày...; đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất béo như phô mai, xúc xích, thịt nguội...; dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa; bơ thực vật; các loại đồ chiên rán sẵn, đồ ăn nhanh bao gồm cả mì ăn liền...; hạn chế ăn tinh bột.

Ngoài ra, người bệnh còn cần bỏ Thu*c lá, hạn chế uống rượu bia, tránh căng thẳng thần kinh và có chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn... Tập luyện tích cực sẽ giúp giảm cân, giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Trong trường hợp việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt không làm giảm lượng cholesterol máu, bệnh nhân cần sử dụng Thu*c hạ cholesterol máu theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, mỗi người cần chú ý tới việc thăm khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra mỡ máu nếu có nguy cơ cao mắc để phòng ngừa nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.

ThS.BS. Lê Thị Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dinh-duong-cho-nguoi-roi-loan-lipid-mau-n166057.html)
Từ khóa: lipid máu

Tin cùng nội dung

  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY