Dinh dưỡng hôm nay

Dinh dưỡng cho trẻ mắc Covid-19

Trẻ em cũng có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 và trở nặng như người lớn. Để phòng ngừa không bị nhiễm Covid-19 cho trẻ, cần nâng cao đề kháng bằng dinh dưỡng hợp lý.

Trong trường hợp trẻ mắc covid-19, bệnh và các biến chứng có thể giảm nhẹ hoặc phòng tránh được. chăm sóc dinh dưỡng tốt giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh và giảm nguy cơ mắc các biến chứng hay giảm nhẹ biến chứng khi mắc covid-19. chăm sóc dinh dưỡng rất quan trọng trong dự phòng và hỗ trợ điều trị covid-19.

Trẻ suy dinh dưỡng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh virus và biến chứng nặng. bài viết của ths.bs. nguyễn văn tiến, viện dinh dưỡng quốc gia cung cấp các thông tin về vấn đề chăm sóc dinh dưỡng phòng ngừa nhiễm bệnh và với trẻ mắc covid-19.

Cần cho trẻ ăn đủ các thức ăn giàu đạm.

Lựa chọn thực phẩm phù hợp, giàu dinh dưỡng cho trẻ

Đối với trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ: Bà mẹ cần tiếp tục cho con bú, cho bú nhiều lần hơn kết hợp với ăn bổ sung hợp lý. Thực hiện cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là biện pháp tốt nhất giúp trẻ tăng trưởng, phát triển tối ưu và phòng chống lây nhiễm tốt nhất với trẻ nhỏ. Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Cho trẻ ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, ăn đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm chất bột đường, nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng với 15 loại thực phẩm).

Lưu ý, không quá kiêng khem ăn uống đối với trẻ để bù lại các chất dinh dưỡng mất đi (đặc biệt là năng lượng và protein) do quá trình nhiễm trùng và tiến triển bệnh.

Cần cho trẻ ăn đủ các thức ăn giàu đạm. Đặc biệt các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá (cá chép, cá quả, cá ba sa, cá hồi, cá trích…), trứng, sữa, hải sản đồng thời cũng là nguồn cung cấp kẽm và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng viêm phổi, cần bổ sung kẽm theo hướng dẫn của bác sĩ bằng đường uống cho trẻ.

Cần cho trẻ ăn tăng thêm rau, quả có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin E, sắt, kẽm, selen.. giúp tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm nhanh lành các tổn thương. Các loại hoa quả, rau củ có nhiều vitamin này thường có màu vàng, đỏ như: cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu… và các loại rau có lá xanh sẫm như: rau muống, rau ngót, rau dền đỏ, cải bó xôi, súp lơ xanh...

Ngoài ra, các loại quả khác giàu vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và cung cấp nước cho trẻ như bưởi, táo, lê,… cũng rất tốt.

Khi bị bệnh không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, hành tây, tỏi,…., hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật. Tuyệt đối tránh, không dùng các thức ăn đã bị dị ứng hoặc các thức ăn lạ.

Chế độ dinh dưỡng cho từng nhóm trẻ

Với trẻ từ 1-2 tuổi: Vẫn tiếp tục cho bú mẹ, nếu mẹ không có sữa cho trẻ uống sữa ngoài từ 300-500 ml/ngày. Ăn 4 bữa cháo hoặc súp mỗi ngày. Ăn quả chín theo nhu cầu của trẻ.

Lượng thực phẩm trong ngày: gạo (100-150g); thịt hoặc cá, tôm (100-120g); trứng gà 3-4 quả/tuần; đầu mỡ (25-30 g); rau xanh (50-100g); quả chín (150-200g).

Trẻ từ 3-5 tuổi: ăn 4 bữa ngày, nhưng lượng ăn vào tăng lên, cho trẻ ăn những món trẻ yêu thích. Không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, quả chín trước bữa ăn.

Lượng thực phẩm hàng ngày dùng cho trẻ: gạo (200-300g); thịt hoặc cá, tôm (150-200g); dầu mỡ (30-40g), rau xanh (200-250), quả chín (200-300g), sữa (300-400 ml).

trẻ mẫu giáo và học sinh: cần ăn uống điều độ, đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng theo từng lứa tuổi, nếu trẻ bị biếng ăn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. nên ăn nhiều quả chín, rau xanh.

Đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày với các món ăn hợp khẩu vị trẻ

Cách chế biến thực phẩm bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ mắc Covid-19

Cần đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày với các món ăn hợp khẩu vị, những thức ăn cần được cắt thái hoặc xay nhỏ hơn, chế biến mềm hơn, lỏng hơn so với lúc chưa bị bệnh, thay đổi món ăn và chia làm nhiều bữa nhỏ để giúp cho quá trình ăn nhai tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa hơn.

Hạn chế cách chế biến chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, … không có lợi cho người bệnh.

Cần cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi trẻ đang sốt, nôn, tiêu chảy. Có thể cho trẻ uống nước quả như nước cam, nước bưởi, nước chanh và các loại nước quả, sinh tố khác. Khi trẻ sốt cao, nôn và tiêu chảy cần cho trẻ uống dung dịch Oresol - một loại dung dịch để bù nước và điện giải theo hướng dẫn.

Sau khi trẻ đã khỏi bệnh, cần cho trẻ ăn nhiều hơn trong giai đoạn hồi phục ít nhất là 2 tuần để trẻ có thể nhanh chóng trở về tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe bình thường.

Để dự phòng mắc bệnh cho trẻ, các phụ huynh cần giữ nhà cửa thông thoáng, tăng cường vệ sinh cá nhân (đặc biệt là vệ sinh mũi họng), giữ ấm cơ thể, dinh dưỡng hợp lý, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng.

Khi mắc bệnh, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị, thì cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, sử dụng các thực phẩm giàu vi chất, bổ sung các vitamin và khoáng chất khác như vitamin a, c, e, d, sắt, kẽm, selen… giúp tăng cường miễn dịch.

ths.bs. nguyễn văn tiến - trung tâm giáo dục truyền thông dinh dưỡng - viện dinh dưỡng quốc gia

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/dinh-duong-cho-tre-mac-covid-19-5680872.html)

Chủ đề liên quan:

covid-19 dinh dưỡng trẻ em

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY