Sinh sản , Nữ hôm nay

Đối phó đau bụng khi hành kinh

Cháu nhà tôi 17 tuổi, bị đau bụng kinh gần 3 năm nay. Mỗi lần đau bụng đều phải nghỉ học vì cháu bị đi ngoài, nôn không làm được gì hết.

Dù không muốn nhưng tôi đành cho cháu uống Thu*c giảm đau loại Dolfenal. Liệu dùng Thu*c như vậy có ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản sau này của cháu không? (Minh Trí)

Ảnh minh họa.

Trả lời:

Chào bạn,

Phần lớn chị em vào thời gian hành kinh cảm thấy khó chịu phần bụng dưới do tử cung phải co bóp để tống máu kinh ra ngoài. Cảm giác mệt mỏi, tức nặng bụng dưới, có thể thỉnh thoảng nhoi nhói đau một chút, nhưng vẫn sinh hoạt làm việc bình thường, đa phần là chịu đựng được và dần dần cũng quen đi.

Thống kinh là hiện tượng đau bụng mỗi khi hành kinh. Cơn đau thắt tập trung ở vùng bụng dưới, mức độ đau thường âm ỉ cả ngày, nhưng có lúc xuất hiện cơn đau mạnh dữ dội. Cơn đau có thể lan ra sau lưng, lan xuống hai đùi và phía âm hộ. Ngày đau nhiều cũng thường là ngày có lượng máu kinh ra nhiều. Sau đó máu kinh giảm dần thì đau cũng giảm, và thấy dễ chịu hơn. Kèm theo đau bụng kinh, một số trường hợp còn bị nhức đầu, căng vú, buồn nôn, nôn.

Thống kinh được phân ra làm hai loại: thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát. Thống kinh nguyên phát xuất hiện sớm sau những lần hành kinh đầu tiên do tình trạng căng thẳng tinh thần khi thấy chảy máu ở *m đ*o mà chưa hiểu rõ về chu kỳ kinh nguyệt, do cơ tử cung co bóp mạnh, do nội mạc tử cung sản sinh ra nhiều prostaglandin.

Thống kinh thứ phát thường xuất hiện muộn, có liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau, như viêm nhiễm, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…

Trường hợp đau bụng kinh nhiều đến mức phải nghỉ học, đi ngoài, nôn ói và không làm được gì như cháu nhà ta được gọi là thống kinh.

Về điều trị, cần điều trị theo nguyên nhân. Vì vậy, cần cho cháu nhà khám phụ khoa để điều trị phù hợp. Đối với những trường hợp không xác định rõ nguyên nhân, có nhiều loại Thu*c làm giảm cơn đau bụng kinh, có thể kể đến một số Thu*c sau: nội tiết tố Sinh d*c nữ, Thu*c ức chế tổng hợp prostaglandin, Thu*c giảm co thắt, giãn cơ, an thần, đa sinh tố và rèn luyện cho cơ thể thích nghi với cơn đau.

Dolfenal là một trong những Thu*c ức chế tổng hợp prostaglandin, thành phần chứa acide mefenamic. Tác dụng giảm đau của mefenamic acid là nhờ tác động ngăn chặn sự tổng hợp prostaglandine cũng như ngăn chặn các tác động của prostaglandine đã hình thành trước đó. Ngoài ra, tác động chống viêm của Dolfenal có thể cũng tham gia vào tác động giảm đau của nó.

Tác dụng phụ của acide mefenamic có thể gặp: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và khó tiêu, nổi ban, ngứa, nhức đầu, chóng mặt, trầm cảm và giảm bạch cầu tạm thời có thể xảy ra. Thu*c cũng có thể làm bệnh hen suyễn trầm trọng hơn. Với liều cao, Thu*c có thể dẫn đến co giật cơn lớn, do đó, nên tránh dùng trong trường hợp động kinh.

Trường hợp của cháu nếu không ghi nhận những tác dụng phụ kể trên thì vẫn có thể tiếp tục dùng Dolfenal để điều trị giảm đau trong thống kinh. Tuy nhiên, gia đình cần đưa cháu đến bệnh viện khám phụ khoa nhằm phát hiện những bệnh lý có thể gây nên tình trạng thống kinh này. Thân ái. 

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu HàPhó trưởng khoa Sản A, BV Từ Dũ TP HCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/doi-pho-dau-bung-khi-hanh-kinh-2968741.html)

Tin cùng nội dung

  • Anh H.M.T. 33 tuổi ở Đắc Lắc đi khám bệnh ở BV Nguyễn Tri Phương vì bệnh kéo dài một năm với triệu chứng ăn không tiêu, buồn nôn, nôn ói, ợ chua và táo bón.
  • Viêm ruột thừa là một cấp cứu thường gặp nhất trong các bệnh cấp cứu về ngoại khoa. Bệnh có khi đơn giản, nhưng có khi cũng vô cùng phức tạp.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Mangyte ơi, em chưa ăn sáng đang đau bụng xót ruột, nhưng khi ăn vào em thấy chóng mặt rồi nôn ói mà không ói được. 1 tiếng sau thì bị đau bụng quằn quại...
  • Trong lúc ăn và sau ăn tầm 5 phút thì cháu thấy khá là đau bụng, đau ở phía trên của bụng. Mangyte ơi, cháu bị làm sao vậy ạ?
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY