Theo Y học cổ truyền bệnh loét dạ dày được mô tả trong chứng ‘‘vị quản thống’’. Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân của bệnh là do các yếu tố về tinh thần như: lo lắng, suy nghĩ, tức giận quá độ và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tạng tỳ, vị làm tỳ không kiện vận vị mất chức năng thu nạp dẫn đến khí trệ, huyết ứ, đau bụng, đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn và nôn. Tức giận nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến tạng can, làm can khí uất kết ảnh hưởng đến chức năng của tạng tỳ, vị. Nếu can khí uất lâu ngày sẽ hóa hỏa, hỏa sẽ thiêu đốt tân dịch làm tổn thương đến vị âm làm chính khí suy tổn. Ngoài ra, còn do ngoại cảm hàn tà xâm nhập vào vị hoặc do ăn uống không điều độ ảnh hưởng đến tỳ vị: như ăn quá no hoặc để quá đói, ăn quá nhiều đồ béo ngọt, cay nóng, chua, mặn, lạnh đều làm ảnh hưởng đến chức năng của tỳ vị, làm khí cơ bị trở trệ dẫn đến đau.
Triệu chứng: bụng trên đầy trướng, vùng thượng vị đau xuyên ra hai bên hông, ợ hơi, ợ chua, táo bón, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm huyền.
Sài hồ 8g, bạch thược 12g, cam thảo 4g, chỉ xác 8g, hương phụ 8g, xuyên khung 8g. Sắc ngày uống 1 thang.
Triệu chứng: vùng thượng vị đau nhiều, đau rát, cự án, miệng khô đắng, hay ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.
Bài Thu*c: Nhất quán tiễn. Sa sâm 12g, đương qui 12g, câu kỷ tử 12g, mạch đông 12g, sinh địa 14, xuyên luyện tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Triệu chứng: đau dữ dội ở một vị trí nhất định ở vùng thượng vị, cự án. Có thể có nôn ra máu, đi ngoài phân đen, môi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, hữu lực.
Triệu chứng: đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều, mệt mỏi, thích xoa bóp và chườm nóng, đầy bụng, nôn ra nước trong, sợ lạnh, chân tay lạnh, đại tiện phân nát, có lúc táo, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch hư tế.
Hoàng kỳ 8g, gừng sống 5 lát, hương phụ 12g, quế chi 12g, bạch thược 10g, đại táo 16g, cao lương khương 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Lá khôi 10g, nhân trần 12g, chút chít 10g, lá khổ sâm 12g, bồ công anh 12g. Tán bột mỗi ngày uống 30 g với nước sôi để nguội.
Bài 2: Lá khôi 20g, bồ công anh 20g, khổ sâm 16g, hương phụ 8g, hậu phác 8g, nghệ 8g, cam thảo nam 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Hoàng cầm 16g, mai mực 20g, hạt dành dành 12g, mạch nha 20g, hoàng liên 8g, cam thảo 6g, sơn thù 2g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hoắc hương 12g, củ sả 8g, vỏ quýt 8g, mộc hương 12g, gừng tươi 12g, hạt cải 12g, sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 5: Nghệ (phơi khô tán bột), mật ong. Trước bữa ăn khoảng 15-20 phút lấy 10g bột nghệ hòa với 10g mật ong và 100 ml nước sôi để nguội uống ngày 2-3 lần.
Bài 6: Mai mực, kê nội kim, gạo nếp rang lượng bằng nhau tán bột. Uống sau bữa ăn ngày 2 lần mỗi lần 10g.
Trên đây là những thông tin bệnh viêm loét dạ dày và phương Thu*c điều trị theo Y học cổ truyền để bạn tham khảo tìm cho mình một phương pháp, bài Thu*c điều trị phù hợp hoặc tham khảo thêm cây Thu*c, bài Thu*c chữa viêm loét dạy dày hiệu quả ở dưới đây.
Chủ đề liên quan:
bài thuốc dân gian chữa viêm hang vị dạ dày cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam cách chữa đau dạ dày dân gian chữa đau dạ dày không dùng thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ dạ dày điều trị loét dạ dày phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng phác đồ điều trị viêm hang vị dạ dày thuốc tây chữa đau dạ dày viêm loét viêm loét dạ dày